Tìm hiểu về việc nhận con nuôi tại Nhật Bản

Việc nhận con nuôi là chế độ tạo ra mối quan hệ cha mẹ con cái hợp pháp giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Trong trường hợp nào thì một người Nhật được phép nhận con nuôi?

Cùng LocoBee tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

Phân loại các hình thức nhận con nuôi

nhận con nuôi

Việc nhận con nuôi chia làm 2 hình thức:

  1. Nhận con nuôi thông thường: sau khi được nhận nuôi thì mối quan hệ giữa cha mẹ ruột và con cái vẫn tiếp tục
  2. Nhận con nuôi đặc biệt: sau khi được nhận nuôi thì mối quan hệ giữa cha mẹ ruột và con nuôi kết thúc

Việc nhận con nuôi đặc biệt chỉ được xác lập thông qua thủ tục của tòa án gia đình khi việc đó đặc biệt cần thiết vì lợi ích của đứa trẻ. Ngoài ra, ngay cả khi đó là việc nhận con nuôi thông thường thì cần phải có sự cho phép của tòa án gia đình khi nhận con nuôi là trẻ vị thành niên.

 

Yêu cầu khi nhận con nuôi thông thường

nhận con nuôi

  • Cha mẹ nuôi phải trên 20 tuổi.
  • Để nhận con nuôi thì phải có sự đồng ý của cả cha mẹ nuôi và con nuôi. Nếu con nuôi dưới 15 tuổi thì người đại diện hợp pháp của con nuôi sẽ thay mặt con nuôi thỏa thuận việc nhận con nuôi.
  • Việc nhận con nuôi có hiệu lực sau khi có thông báo tới chính quyền địa phương.
  • Nếu cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có vợ/chồng thì phải có sự đồng ý của người vợ/chồng đó.

 

Tác dụng chính của việc nhận con nuôi

  • Cha mẹ nuôi và con nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau.
  • Họ của con nuôi sẽ được đổi thành họ của cha mẹ nuôi.
  • Khi cha mẹ nuôi chết thì con nuôi trở thành người thừa kế của cha mẹ nuôi. Khi con nuôi chết, nếu con nuôi không có con hoặc cháu thì cha mẹ nuôi trở thành người thừa kế của con nuôi.

 

Hủy bỏ nhận con nuôi

  • Cha mẹ nuôi và con nuôi có thể hủy nhận nuôi theo thỏa thuận của hai bên.
  • Cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có thể khởi kiện ra tòa án gia đình nếu có lý do nghiêm trọng gây khó khăn cho việc tiếp tục nhận con nuôi.

 

Về việc nhận con nuôi là trẻ vị thành niên

nhận con nuôi

I. Thủ tục nhận con nuôi là trẻ vị thành niên

A. Sự cho phép của tòa án gia đình

Nếu muốn nhận con nuôi là trẻ vị thành niên thì người nhận nuôi phải xin phép tòa án gia đình trước khi thông báo cho chính quyền thành phố về việc nhận con nuôi. Tuy nhiên, nếu con nuôi thuộc 1 trong 2 trường hợp dưới đây thì không cần phải có sự cho phép của tòa án gia đình.

  1. Con hoặc cháu của vợ/chồng (hay chính là con riêng)
  2. Cháu của chính mình

B. Nhận con nuôi chung với vợ/chồng

Người đang có vợ/chồng và muốn nhận trẻ vị thành niên làm con nuôi thì phải làm thủ tục nhận con nuôi cùng với vợ/chồng của mình. Tuy nhiên, nếu nhận con nuôi ngoài giá thú hoặc nếu vợ/chồng của người đó không muốn nhận nuôi cùng thì không cần phải nhận con nuôi cùng với vợ/chồng của mình.

C. Sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và sự đồng ý của người giám hộ

Khi nhận con nuôi dưới 15 tuổi, người đại diện hợp pháp của con nuôi sẽ thay mặt con nuôi đồng ý. Trong trường hợp này, ngoài người đại diện theo pháp luật cần có sự đồng ý của:

  1. Cha mẹ ruột của con nuôi
  2. Cha mẹ bị chấm dứt quyền làm cha mẹ

II. Ảnh hưởng của việc nhận con nuôi chưa thành niên (họ, nghĩa vụ cấp dưỡng, người có thẩm quyền của cha mẹ, v.v.)

nhận con nuôi

Nếu việc nhận con nuôi thành công thì họ của con nuôi sẽ được đổi thành họ của cha mẹ nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ xác lập quan hệ cha mẹ con cái hợp pháp. Vì vậy giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có nghĩa vụ hỗ trợ cuộc sống của nhau.

Ngoài ra, nếu việc nhận con nuôi được hoàn tất, cha mẹ nuôi sẽ thực hiện “quyền của cha mẹ” đối với con nuôi. Quyền của cha mẹ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ nuôi nên việc chăm sóc con nuôi và quản lý tài sản vì lợi ích của con nuôi là cần thiết.

III. Về mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con nuôi

Ngay cả khi việc nhận con nuôi thông thường được thiết lập thì mối quan hệ cha mẹ – con cái giữa cha mẹ ruột và con nuôi vẫn tiếp tục. Mặc dù khó có thể khái quát hóa vì mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhưng điều quan trọng là con nuôi và cha mẹ ruột phải có tương tác phù hợp ngay cả sau khi nhận con nuôi để con nuôi phát triển khỏe mạnh.

IV. Sự khác biệt của cha mẹ nuôi

Nhật Bản có một hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng tương tự như việc nhận con nuôi khi trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên. Khác biệt là ở chỗ hệ thống này không tạo ra mối quan hệ cha mẹ và con nuôi hợp pháp, trong khi việc nhận con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ – con cái hợp pháp giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Trong việc nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có thẩm quyền của cha mẹ và chịu trách nhiệm pháp lý về việc nuôi dưỡng đứa trẻ.

Tỉ lệ trẻ em béo phì ở Nhật đạt mức cao kỉ lục

 

Về việc hủy bỏ việc nhận con nuôi thông thường

Để hủy bỏ việc nhận con nuôi thì cha mẹ nuôi cần phải thông báo cho chính quyền thành phố về việc hủy bỏ dựa trên thỏa thuận giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoặc khởi kiện yêu cầu hủy bỏ. Đặc biệt, việc hủy bỏ nhận con nuôi chưa thành niên ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi dưỡng con nuôi nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở lợi ích của con nuôi.

Nhật Bản: Ca ghép phổi và gan đồng thời cho trẻ em thành công đầu tiên trên thế giới

 

Hệ thống nhận con nuôi đặc biệt

nhận con nuôi

Việc nhận con nuôi đặc biệt đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau và tòa án gia đình xác định rằng việc nhận con nuôi đem lại lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ (trong trường hợp cha mẹ ruột cực kỳ khó khăn hoặc không phù hợp để giành quyền giám hộ người được nhận…)

(1) Về cha mẹ nuôi

Đối với việc nhận con nuôi đặc biệt, cha mẹ nuôi phải có vợ/chồng và việc nhận con nuôi phải do vợ chồng cùng thực hiện. Về tuổi tác, ít nhất một trong hai người phải từ 25 tuổi trở lên (người kia phải từ 20 tuổi trở lên).

(2) Về việc nhận con nuôi

Theo nguyên tắc chung, độ tuổi của người được nhận làm con nuôi phải dưới 15 tuổi.

(3) Sự đồng ý của cha mẹ ruột

Đối với việc nhận con nuôi đặc biệt phải có sự đồng ý của cha mẹ ruột của con nuôi. Tuy nhiên, không cần phải có sự đồng ý trong trường hợp cha mẹ ruột không thể bày tỏ được mong muốn của mình hoặc con nuôi bị cha mẹ ruột ngược đãi, cố tình bỏ rơi hoặc vì lý do khác gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của con nuôi.

(4) Quyền nuôi con trong 6 tháng

Để thành lập thủ tục nhận con nuôi đặc biệt, cha mẹ nuôi cần phải có quyền nuôi con nuôi trước ít nhất 6 tháng và tòa án gia đình sẽ xem xét hoàn cảnh nuôi dưỡng con nuôi… để quyết định.

* Thông tin tham khảo trên trang của Bộ Tư pháp Nhật Bản

Thông báo tình trạng thu nhập để nhận trợ cấp phúc lợi trẻ em khuyết tật

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る