Cúm gia cầm có lây sang người không? Có cần cảnh giác không?

Dịch cúm gia cầm hiện đang hoành hành ở Nhật Bản, số lượng trang trại gia cầm được xác nhận có ổ dịch và số lượng gà bị tiêu hủy đã đạt mức cao kỷ lục. Loại vi rút được phát hiện là “H5N1” độc lực cao. Hơn nữa, đã có thông tin đáng lo ngại rằng vi rút được phát hiện ở động vật có vú có quan hệ gần với con người.

 

Bé gái Campuchia tử vong do lây bệnh từ chim

phân chim

Ngày 24/2, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thông báo về trường hợp bé gái 11 tuổi ở Campuchia đã tử vong sau khi nhiễm vi rút cúm gia cầm. Cụ thể, bé gái bắt đầu xuất hiện các triệu chứng vào ngày 16 tháng 2. Sau đó, bé bị viêm phổi nặng và được điều trị tại bệnh viện nhi quốc gia nhưng cuối cùng bé đã qua đời vào ngày 22/2. Qua kiểm tra người ta phát hiện bé nhiễm một loại vi rút cúm gia cầm H5N1 có độc lực cao, đây cũng chính là loại với vi rút đang lây lan sang gia cầm như gà trên khắp thế giới. Mặc dù cha của bé gái cũng bị nhiễm bệnh các triệu chứng bệnh không phát triển. Hai người này đã từng tiếp xúc với những con chim bị nhiễm bệnh trong môi trường nuôi nhốt.

Sau khi kiểm tra kỹ hơn về loại vi rút được phát hiện, người ta tin rằng đây là một trường hợp lây nhiễm từ chim sang người. Vi rút này cùng một chủng với chủng đã lây lan ở gà tại Đông Nam Á kể từ năm 2014.

 

Cúm gia cầm hoành hành khắp thế giới

vịt

Cúm gia cầm là loại vi rút ban đầu được tìm thấy ở các loài thủy cầm như vịt rồi lây nhiễm cho gà và các loài chim khác qua phân, gây ra các triệu chứng hô hấp như ho. Trong số các loại vi rút lây nhiễm cho gà, nếu một loại vi rút có khả năng giết chết hơn 75% số gà bị nhiễm bệnh trong vòng 10 ngày sẽ được coi là “độc lực cao”.

Vi rút cúm được phân loại theo 2 loại protein trên bề mặt vi rút, được biểu thị bằng chữ “H” và “N”. Loại “H5N1” đang lây lan hiện nay là vi rút cúm gia cầm độc lực cao điển hình. Tại Nhật Bản, nguyên nhân gây ra cúm gia cầm được cho là vì các loài chim di cư mang đến vào mùa đông, các đợt bùng phát dịch xảy ra từ mùa thu đến mùa xuân hàng năm. Ngay cả ở Nhật Bản, dịch cúm mùa đông năm nay cũng lan rộng với tốc độ chưa từng có khi các loài chim hoang dã bắt đầu di cư từ tháng 9 năm 2022 và các trang trại gia cầm bắt đầu có dịch bệnh từ tháng 10.

 

Vi rút “H5N1” tiếp tục lây lan khắp thế giới

Chỉ tính riêng từ tháng 7 năm 2022, vi rút H5N1 đã lần lượt được xác nhận ở châu Á, châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngành chăn nuôi gia cầm ở nhiều nơi bị thiệt hại nặng nề. Tại Nhật Bản, 78 trang trại gia cầm được xác nhận có dịch nằm ở 25 tỉnh, số gà phải tiêu hủy vượt quá 15 triệu con đều là những kỷ lục mới (tính đến 6/3/2023).

 

Báo cáo về số ca nhiễm cúm gia cầm và tử vong

Trong quá khứ đã có các trường hợp tử vong do nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1 độc lực cao đã được báo cáo. Năm 1997, ca nhiễm bệnh đầu tiên ở người được xác nhận trong một đợt bùng phát lớn tại một trang trại gia cầm ở Hồng Kông, 6 trong số 18 người có các triệu chứng đã tử vong.

Theo WHO, từ năm 2003 đến 25/2/2023 đã có 873 người mắc bệnh và 458 người chết ở 21 quốc gia. Tỷ lệ tử vong là 52% nghĩa là hơn một nửa số ca nhiễm được xác nhận là tử vong.

 

Các triệu chứng lây truyền từ người sang người là gì?

cúm gia cầm

Cho đến nay, chưa có trường hợp mắc bệnh nào được xác nhận tại Nhật Bản. Việc vi rút cúm gia cầm sang người rất hiếm và người ta nói rằng những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân hoặc xác chết của gia cầm bị nhiễm bệnh đều bị nhiễm bệnh. Vi rút cúm gia cầm lây truyền từ người sang người không dễ dàng như vi rút corona chủng mới và các trường hợp lây truyền từ người sang người chỉ giới hạn ở những thành viên trong gia đình đã tiếp xúc gần gũi nhau trong một thời gian dài.

Theo trang web của Văn phòng Nội các Nhật Bản và một số nguồn khác, khi con người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm trong nhiều trường hợp sẽ sốt cao, ho, khó thở và viêm phổi. Lúc này cần được điều trị như dùng thuốc chống cúm càng sớm càng tốt vì có thể xuất hiện các bất thường ở các cơ quan trên toàn cơ thể và gây tử vong.

Theo WHO, vi rút H5N1 không có khả năng lây nhiễm sang người và nguy cơ đối với cộng đồng nói chung là thấp. Tuy nhiên, vì vắc xin cúm gia cầm H5N1 không được phổ biến rộng rãi nên những người làm việc với gia cầm như người chăn nuôi gia cầm nên được tiêm phòng cúm theo mùa. Bằng cách này sẽ ngăn chặn được nhiều loại vi rút kết hợp ở người để tạo ra chủng vi rút mới dễ lây lan giữa người với người.

 

Một loạt các báo cáo về lây nhiễm ở động vật có vú

cúm gia cầm

Trên khắp thế giới, các loài động vật có vú – loài có quan hệ gần gũi với con người – đang lần lượt bị nhiễm cúm gia cầm.

  • Vi rút H5N1 đã được phát hiện ở một vài trong số hàng trăm con sư tử biển đã chết ngoài khơi Peru trong những tháng gần đây
  • Vi rút H5N1 được xác nhận là đã lây nhiễm cho gấu và cáo hoang dã ở Hoa Kỳ vào năm 2022
  • Tại Tây Ban Nha, đã có báo cáo về các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm giữa chồn tại các trang trại nuôi chồn
  • Tại Nhật Bản, loại vi rút H5N1 cũng được phát hiện trong xác của cáo đỏ Ezo và lửng cho bị suy nhược ở Sapporo vào tháng 3 và tháng 4 năm 2022. Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Hokkaido thì đây là trường hợp nhiễm bệnh ở động vật có vú đầu tiên được xác nhận ở Nhật Bản

Loại vi rút tương tự cũng được phát hiện trong xác những con quạ bị cáo đỏ và lửng chó ăn thịt, người ta tin rằng vi rút này được truyền từ chim di cư sang động vật có vú thông qua quạ.

Các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục các biện pháp xử lí đối với chim hoang dã ở cấp độ toàn cầu để giảm nguy cơ lây lan giữa người với người trong tương lai. Nếu có ít đợt bùng phát hơn ở các trang trại gia cầm và ít trường hợp lây nhiễm ở chim hoang dã hơn thì nguy cơ lây nhiễm sang động vật có vú cũng sẽ giảm, điều này sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai.

Cúm gia cầm hoành hành ở Nhật

 

Nguồn: WHO, kantei

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る