Hãng tin Kyodo – Tokyo đưa tin, vào ngày 24/10, Bộ trưởng Tài chính Suzuki Shunichi đã tiếp tục đưa ra thông báo rằng cần tiến hành ngay các kế hoạch để chống lại sự biến động quá mức trên thị trường tiền tệ. Sự tăng vọt sau đó của đồng yên so với đồng USD khiến thị trường phỏng đoán rằng đây có thể là do sự tác động của các cơ quan tiền tệ Nhật Bản.
Nhật lo ngại người lao động Việt không còn mặn mà với Nhật Bản
Nhật Bản không xác nhận việc có thực hiện một cuộc can thiệp mua, bán đồng USD hay không. Tuy nhiên, nhà ngoại giao tiền tệ của họ, ông Kanda Masato cũng cho biết các nhà chức trách Nhật Bản sẵn sàng đưa ra phản ứng “thích hợp” với sự biến động vượt mức bất cứ lúc nào.
Ông Suzuki nói với các phóng viên: “Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến trên thị trường tiền tệ với tinh thần sẵn sàng ứng phó cao. Chúng tôi không chấp nhận sự biến động quá mức gây ra bởi các động thái đầu cơ và sẽ sẵn sàng thực hiện các bước khi cần thiết.”
Ông nói: “Chúng ta đang ở trong một tình huống mà phải đối mặt với các động thái đầu cơ một cách nghiêm ngặt”.
Đồng đô la được giao dịch ở mức trên 149 yên vào đầu ngày 24/10, đã lao xuống mức 145 yên chỉ trong vài phút, ngay sau phát biểu của ông Suzuki.
Giá trị đồng yên vẫn yếu so với đồng đô la, phản ánh khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Người ta cho rằng các nhà chức trách Nhật Bản đã có sự can thiệp vào thứ 6 trong giờ giao dịch tại New York, sau khi đồng yên tăng lên đến mức 152 so với đồng đô la. Nếu đúng như vậy, đây là lần can thiệp đợt 2 kể từ đợt đầu tiên ngày 22/9 khi Nhật Bản chi tới 2,84 nghìn tỷ yên (19 tỷ USD) để củng cố tiền tệ.
Sự can thiệp vào thị trường tiền tệ được coi là biện pháp cuối cùng và các nhà phân tích cho rằng tác động của nó chỉ ở mức hạn chế. Các quan chức Nhật Bản cho biết dự kiến tiền tệ sẽ biến động ở mức ổn định, phản ánh các yếu tố cơ bản về kinh tế và tài chính.
Sau khi đồng yên tăng giá vào buổi sáng, nó đã quay trở lại ở mức được giao dịch trước khi bị nghi ngờ can thiệp.
“Chúng tôi không có bình luận cụ thể về bất kỳ sự can thiệp tiền tệ nào”, Chánh văn phòng Nội các ông Matsuno Hirokazu đã nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Đồng yên biến động nhanh theo chiều hướng xấu đã làm dấy lên cảnh báo đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, những người được coi là đang chỉ ở mức quan ngại về tốc độ giảm giá của đồng yên. Sự can thiệp thị trường đầu tiên vào ngày 22/9 đã được chính phủ xác nhận và ông Suzuki cho biết Hoa Kỳ đã thể hiện “một mức độ hiểu biết nhất định” về động thái này.
Sau đó, các thị trường tài chính xảy ra các cuộc tranh luận về sự can thiệp “lén lút” nhưng Nhật Bản chưa xác nhận về việc họ có thực hiện một cuộc can thiệp nào khác kể từ lần đầu tiên hay không. Ông Kanda, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện các bước thích hợp để chống lại sự biến động quá mức 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm”
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày từ thứ 5 tới đây (27/10), tại đó Ban Chính sách của họ được cho là sẽ duy trì chính sách lãi suất siêu thấp của mình.
Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden, người đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng tới, đã nói rằng ông không lo ngại về sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chứng kiến cuộc lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.
Không giống như Nhật Bản, bị ảnh hưởng bởi lạm phát chi phí đẩy do chi phí nhập khẩu tăng cao, việc tăng giá đã được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Thống đốc BOJ – ông Haruhiko Kuroda cho biết nới lỏng tiền tệ là cần thiết trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế vẫn còn đang diễn ra.
Ông Kuroda phát biểu trong phiên họp của Ủy ban Ngân sách tại Hạ viện hôm thứ 2 “Tại thời điểm này, tăng lương đang chậm hơn so với tỷ lệ lạm phát (ở Nhật Bản) và thu nhập thực tế đang giảm”. Thống đốc cho biết: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ vững chắc sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 và đạt được mục tiêu ổn định giá 2% kèm theo tăng lương”.
Chính phủ Nhật Bản xem xét điều chỉnh quỹ hỗ trợ sinh con cho phụ nữ mang thai
Nguồn: The Mainichi
Biên tập: LocoBee
bình luận