Làm gì khi gặp tình huống khẩn cấp hoặc thiên tai ở Nhật?
Những tình huống khẩn cấp hay thiên tai là điều không ai có thể biết trước. Nhất là khi ở một quốc gia không phải là nước mẹ đẻ và có nhiều thiên tai như Nhật Bản chúng ta cần phải trang bị kiến thức cần thiết để có thể đối phó kịp thời. Bài viết giới thiệu tới bạn những thông tin quan trọng giúp bạn biết cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp hay thiên tai.
5 ứng dụng dịch nói hỗ trợ Việt-Nhật hoàn toàn miễn phí
Tình huống khẩn cấp
Nếu bạn đang cần gọi xe cấp cứu hoặc liên quan/bắt gặp tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, tai nạn hoặc trộm cướp hoặc các tội phạm khác, hãy bình tĩnh và gọi trợ giúp. Các số điện thoại khẩn cấp sau đây có sẵn, tùy thuộc vào loại trường hợp khẩn cấp.
Tất cả các đường dây đều mở cửa 24 giờ một ngày.
Gọi xe cứu thương
119 (Phòng cứu hoả)
Hoả hoạn
119 (Phòng cứu hoả)
Tai nạn ô tô
110 (Phòng cảnh sát)
Tội phạm
110 (Phòng cảnh sát)
Lưu ý
* Những con số này chỉ dành cho mục đích sử dụng khẩn cấp. Dịch vụ xe cứu thương ở Nhật Bản là miễn phí. Tuy nhiên, vui lòng không yêu cầu xe cấp cứu nếu trường hợp nhỏ và có thể được xử lý bằng xe riêng của bạn hoặc taxi.
* Cả 119 và 110 đều có thể được gọi từ điện thoại cố định, điện thoại công cộng, điện thoại di động và PHS. Không cần thiết phải cung cấp địa chỉ cụ thể nếu gọi từ điện thoại công cộng vì các đơn vị đó có thể tự động truy tìm nguồn gốc của cuộc gọi.
* Cách gọi khẩn cấp từ điện thoại công cộng: nhấc máy, nhấn nút khẩn cấp màu đỏ và quay số 119 hoặc 110. Không cần nạp tiền xu hoặc thẻ gọi.
Thiên tai
Nhật Bản là quốc gia dễ xảy ra động đất. Nó cũng thường xuyên bị bão tấn công giữa mùa hè và mùa thu. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải luôn chuẩn bị để trong trường hợp có thiên tai, bạn có thể bình tĩnh xử lý để giảm thiểu những thiệt hại ở mức tối thiểu. Biết nơi sơ tán trong trường hợp khẩn cấp cũng là điều cần thiết.
Bạn cần biết: Làm gì trên tàu khi có động đất mạnh xảy ra?
(1) Động đất
Nhật Bản được biết đến với tần suất xảy ra động đất, đôi khi gây ra những cơn sóng thần, tương đối lớn. Động đất thường đi kèm với hoả hoạn. Hoả hoạn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiệt hại về người và tài sản.
Sau khi giảm rung lắc, điều quan trọng là phải tắt các nguồn nhiệt như bếp ga và lò sưởi càng sớm càng tốt để tránh gây ra hoả hoạ. Ngắt gas bằng cách đóng van chính và rút phích cắm của tất cả các thiết bị điện.
Khi sơ tán, thực hiện sau khi tắt cầu dao. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, hãy báo cho hàng xóm biết và cùng nhau dập tắt hoặc khống chế đám cháy trước khi lực lượng cứu hỏa đến.
(2) Bão
Bão xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, kèm theo đó là các trận bão lớn và lượng mưa lớn. Chúng có thể gây ra lở đất cũng như lũ lụt.
Cần phải biết khu vực sơ tán gần địa phương để nhanh chóng làm theo hướng dẫn để kịp thời tới nơi lánh nạn!
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Cần làm gì khi xảy ra động đất tại Nhật Bản
Thông tin Đường dây Tư vấn khẩn cấp dành cho thực tập sinh tại Nhật
Tổng hợp LOCOBEE
*Tham khảo Hướng dẫn của Chính phủ Nhật Bản dành cho người nước ngoài sống ở Nhật
bình luận