Năm 2025 theo lịch Can Chi là năm 乙巳 (Ất Tỵ), là năm con rắn trong 12 con giáp. Can Chi xuất phát từ tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành cổ đại Trung Quốc, ban đầu kết hợp giữa 10 Can và 12 Chi. Tuy nhiên ngày nay ở Nhật Bản, ít khi nhắc đến 10 Can mà chỉ phổ biến sử dụng 12 Chi. Mỗi năm trong 12 con giáp thường được gắn với một con vật và được sử dụng trong các bức tranh chúc Tết, các biểu tượng năm mới, và đã trở thành một phần văn hóa Nhật Bản.
Năm Tỵ 2025 Dương lịch đã tới và năm Âm lịch cũng đang tới gần, hãy cùng LocoBee tìm hiểu về những điều liên quan đến con rắn trong văn hoá Nhật Bản nhé!
Những cách nói về “may mắn” thú vị của người Nhật
Giờ Tỵ và hướng Tỵ
Trong 12 con giáp, Tỵ là con giáp thứ 6, đứng sau con Chuột (Tí). Ngoài việc được sử dụng để chỉ năm, tháng, ngày, giờ, phương hướng trong lịch Can Chi, con giáp Tỵ còn có các ý nghĩa khác. Giờ Tỵ (巳の刻) được định nghĩa là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, có thể xem là thời điểm bắt đầu một ngày làm việc hay giờ cao điểm trong công việc hiện đại. Hướng Tỵ là hướng Nam Đông Nam.
12 con giáp: Đặc trưng tính cách tuổi Tỵ trong suy nghĩ người Nhật
Thời Edo ở Nhật, các geisha (nghệ sĩ) khu vực Fukagawa được gọi là 辰巳芸者 “Tatsumi geisha” vì khu vực này nằm ở phương Nam Đông Nam so với lâu đài Edo.
Rắn và tài lộc
Mặc dù rắn là loài vật khiến nhiều người sợ hãi, nhưng ở một số nền văn hóa, rắn lại là biểu tượng của tài lộc. Ví dụ, những chiếc vỏ rắn đã lột hay đồ trang sức hình rắn thường được cho là sẽ mang lại may mắn tài chính. Rắn cũng gắn liền với khái niệm tái sinh, sinh lực, và phát triển, vì chúng thường xuyên thay da đổi thịt.
Ở Ấn Độ, con rắn trắng được coi là hiện thân của thần tài, Benzaiten – người bảo trợ tài lộc. Do đó, người ta tin rằng sở hữu các vật phẩm liên quan đến rắn sẽ mang lại may mắn về tiền bạc. Còn theo tiếng Nhật, từ “巳” (Tỵ) và “実” (thực, nghĩa là trái cây hoặc thu hoạch) có cách đọc giống nhau, do đó, người ta có thể thấy mối liên hệ giữa “Tỵ” và “Thực” – nghĩa là thu nhập, mang đến vận may tài chính.
Ngoài ra, mỗi tháng sẽ có một ngày được gọi là “Ngày Tỵ”, được coi là ngày đặc biệt để cầu tài lộc tại các đền thờ. Trong số đó, “Ngày Mộc Tỵ” (己巳の日) diễn ra mỗi 60 ngày, là ngày được nhiều người dân đến thắp hương cầu tài lộc. Những cửa hàng bán vé số cũng sẽ treo biển “Hôm nay là Ngày Tỵ” để thu hút khách hàng.
Những tục ngữ và thành ngữ liên quan đến rắn
Dưới đây là một số tục ngữ và thành ngữ trong văn hóa Nhật Bản liên quan đến con rắn:
“Đầu rồng, đuôi rắn” (竜頭蛇尾): Ý chỉ một sự việc hoặc người bắt đầu đầy hứa hẹn nhưng kết thúc lại thất vọng, không đạt được như mong đợi.
“Rắn liếc chằm chằm con ếch” (蛇に睨まれた蛙): Ám chỉ việc bị choáng ngợp hoặc sợ hãi khi đối mặt với một thế lực mạnh mẽ.
“Một lần bị rắn cắn, ngàn năm sợ dây thừng” (蛇にかまれてくちなわにおじる): Một lần thất bại khiến người ta trở nên cực kỳ cẩn trọng, sợ hãi quá mức.
“Đụng phải tổ rắn” (藪をつついて蛇を出す): Làm điều gì đó không cần thiết mà gây ra rắc rối, tai họa không ngờ tới.
“Chân rắn” hay còn gọi là “Chở củi về rừng” (蛇足): Làm những việc không cần thiết, dư thừa, thường gây hại hơn là có lợi.
Năm 2025, năm Tỵ, không chỉ mang ý nghĩa về thời gian mà còn là cơ hội để khám phá thêm nhiều giá trị văn hóa liên quan đến con rắn, đặc biệt là trong các tín ngưỡng và phong thủy. Chúc mọi người một năm Ất Tỵ may mắn!
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Nguồn: Nippon.com
Biên tập: LocoBee
bình luận