Tháng 12 ở Nhật Bản là thời điểm kỳ diệu khi sự chuyển giao sang mùa đông được đánh dấu bằng các sự kiện thấm đẫm truyền thống cổ xưa và lễ kỷ niệm hiện đại. Tháng này đồng nghĩa với sự thanh lọc, tụ họp gia đình và suy ngẫm về năm qua, đồng thời chào đón năm mới bằng các nghi lễ tôn vinh sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Cùng LocoBee tìm hiểu một số văn hoá – sự kiện cuối năm của người Nhật nhé!
Nội dung bài viết
Yakudoshi – năm hạn của người Nhật và cách giảm bớt vận xấu
Văn hoá dọn dẹp nhà cửa trước Tết của người Nhật
Nhật Bản từ lâu đã tiến hành susuharai (nghĩa đen là “quét sạch muội than”). Ttục lệ này được tổ chức vào ngày 13 tháng 12, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đếm ngược đến năm mới và là thời điểm các hộ gia đình bắt đầu quá trình dọn đi lớp bụi của năm cũ để chuẩn bị cho năm mới sắp đến.
Ngày nay, susuharai được tổ chức tại những nơi như chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo, nhưng trong thời kỳ Edo (1603–1868), đây chủ yếu là một hoạt động của mọi gia đình được thực hiện tại các điền trang samurai cũng như nơi ở của thương nhân, dân thường. Theo Toto Saijiki (Kỷ yếu thường niên của thủ đô phía Đông), một tác phẩm vào giữa thế kỷ XIX ghi lại các sự kiện theo mùa khác nhau ở Edo, ngày 13 tháng 12 đã trở thành ngày được ấn định cho susuharai vào năm 1640, theo thông lệ là thời điểm diễn ra lễ dọn dẹp theo mùa tại Lâu đài Edo.
Trước đây ở Nhật, nến và đèn lồng dùng để thắp sáng nhà cửa và nấu ăn trên lò sưởi đốt bằng gỗ và than củi. Do đó, người ta cần phải loại bỏ muội than và tro tích tụ sau đó. Quá trình dọn dẹp bắt đầu bằng việc gỡ bỏ chiếu tatami, sau đó đập bụi và mang phơi. Tiếp theo là lau chùi và quét sạch mọi ngóc ngách trong nhà. Quá trình này đòi hỏi sức lực nhưng có tác dụng thanh tẩy nhà cửa để đón chào các toshigami, hay các vị thần của Năm mới.
Khác xa với sự vất vả, các ghi chép cho thấy susuharai là những sự kiện sôi động, với những người tham gia được chiêu đãi bằng bánh gạo và rượu sake. Khi công việc hoàn thành, các nhóm sẽ thực hiện nghi lễ “dooage”, trong đó các thành viên sẽ được tung lên không trung để ăn mừng, thể hiện bầu không khí phấn khởi mà mọi người cùng chia sẻ khi đón chào năm mới.
Các sự kiện truyền thống dịp cuối năm – đầu năm của Nhật Bản
Chợ cuối năm ở Nhật
Việc dọn dẹp cuối năm thường được tiếp nối bằng việc treo đồ trang trí năm mới. Theo truyền thống, các hội chợ cuối năm được gọi là “toshi no ichi” mở cửa kinh doanh từ ngày thứ mười bốn và cung cấp các mặt hàng trang trí như shimenawa (dây thừng may mắn) và kadomatsu (cây thông năm mới), cùng với tôm và các loại hải sản khác có ý nghĩa may mắn từ biển. Chợ đầu tiên diễn ra tại đền Tomioka Hachiman ở quận Fukagawa của thủ đô, nhưng không lâu sau đó, các hội chợ khác đã mọc lên.
Kỳ nghỉ cuối năm và năm mới 2024 – 2025 đi đâu, làm gì?
Toshi no ichi lớn nhất được tổ chức tại ngôi đền Sensoji ở Asakusa và được cho là đã thu hút rất nhiều người đến nỗi dòng người tràn vào các khu phố xung quanh là Komagata, Shitaya và Ueno. Để phục vụ người dân, ngôi đền trong suốt thời gian diễn ra hội chợ đã mở cửa suốt đêm, cho đến 4:00 sáng, thay vì đóng cửa vào lúc 6:00 tối như thường lệ. Toshi no ichi vẫn là một lễ hội cố định tại Sensoji và hiện được tổ chức vào mỗi ngày 17 đến 19 tháng 12.
Mùa bánh gạo
Giã bánh gạo, hay “mochitsuki”, là một sự kiện quan trọng hướng đến năm mới. Các hộ gia đình thường tự làm mochi bắt đầu từ khoảng ngày 15 của tháng. Tầng lớp samurai và các cửa hàng lớn thường thuê ngoài nhiệm vụ làm mochitsuki cho “tobi” (người gác tháp chuông), những người hò hét và gọi nhau rất sôi nổi tạo nên một cảnh tượng giải trí. Trong một cảnh tượng gọi là hikizuri-mochi, các nhóm tobi đi vòng quanh các khu phố, mang theo những chiếc vồ gỗ và cối nặng dùng để giã mochi. Họ cung cấp dịch vụ của mình tại những ngôi nhà mà họ đi qua cho đến ngày cuối cùng của năm.
Các hộ gia đình cũng có thể mua mochi từ những người làm bánh kẹo trong mùa cuối năm trong một dịch vụ gọi là “chinmochi”. Bánh gạo thường được coi là ngon hơn bánh tobi.
Ném đậu
Phong tục setsubun, ngày nay được tổ chức vào ngày 2 hoặc 3 tháng 2, theo truyền thống được thực hiện 4 lần trong năm để xua đuổi tà ma khỏi nhà trước mỗi mùa mới. Ngày cuối cùng của năm – “omisoka”, là một ngày đặc biệt quan trọng trong lịch, và đậu nành rang (fukumame) được rải để xua đuổi tà ma.
Setsubun đã được các thành viên của tầng lớp quý tộc và chiến binh Nhật Bản thực hiện từ thời xa xưa, nhưng các ghi chép cho thấy rằng các khía cạnh như mame-maki hay “ném đậu” lần đầu tiên xuất hiện trong dân chúng vào khoảng giữa đến cuối thế kỷ XIV. Trong mame-maki, đậu được rải khắp nhà theo tiếng hô “Oni wa Soto! Fuku wa Uchi”. – “Quỷ dữ đi ra, may mắn vào nhà”. Phong tục này bắt nguồn từ các nghi lễ trừ tà cổ xưa được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm.
Lễ hội Cáo – Đền Oji Inari
Ngày cuối năm omisoka có nhiều truyền thống khác, bao gồm ăn toshikoshi soba và joya no kane, tiếng chuông chùa Phật giáo tượng trưng cho việc thanh tẩy 108 dục vọng trần tục. Trong khi nhiều phong tục từ Edo đã biến mất, khu phố Oji ở Tokyo đã cố gắng để khôi phục lại mối liên hệ của mình với kitsune-bi (lửa cáo).
Cổng của đền Oji Inari từng nhìn ra những cánh đồng rộng lớn và ruộng lúa, nơi có một cây enoki hay cây du lớn mọc. Theo truyền thuyết, vào cuối ngày omisoka, tất cả các loài cáo trong vùng sẽ tụ tập dưới các cành cây trước khi tạo thành một đoàn diễu hành để tỏ lòng thành kính tại đền thờ, với ngọn lửa từ những chiếc đèn lồng của chúng nhấp nháy trong đêm đen.
Cáo được tôn kính trong xã hội nông nghiệp truyền thống của Nhật Bản vì có thể kiểm soát chuột và các loài sinh vậy gây hại khác, và theo thời gian, chúng gắn liền với việc thờ phụng Inari, vị thần lúa gạo và thương mại. Những bức tượng cáo gọi là “komagitsune” canh gác lối vào đền thờ Inari, và những loài động vật huyền bí này được cho là có khả năng tạo ra lửa cáo (kitsune-bi), một hiện tượng tự nhiên được cho là do đặc tính phát quang sinh học của một số loại nấm. Để minh họa cho sự phong phú của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, người ta tin rằng ánh sáng này có thể báo trước vận may của năm tới.
Năm 1929, cây duối của đền Oji Inari đã bị chặt hạ để nhường chỗ cho việc mở rộng đường sắt, chỉ có một tượng đài nhỏ được dựng lên để tưởng nhớ. Tuy nhiên, người dân địa phương lo sợ sự trả thù từ những con cáo, cuối cùng đã trồng một cây mới. Vào năm 1993, một số cư dân đã tổ chức một cuộc diễu hành quanh phố mua sắm trung tâm vào đêm giao thừa để giữ cho câu chuyện dân gian về những con cáo được lưu truyền. Kể từ đó, Lễ diễu hành cáo Oji đã phát triển về quy mô, thu hút hàng đoàn khán giả đến khu phố vào lúc nửa đêm ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sự kiện có sự tham gia của những người tham gia ở mọi lứa tuổi, đeo mặt nạ cáo và trang điểm, họ đi quanh đền Inari trong tiếng nhạc lễ hội hayashi sôi động.
Bạn đã trải nghiệm những văn hoá nào trên đây ở Nhật rồi?
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee