Các sự kiện truyền thống dịp cuối năm – đầu năm của Nhật Bản

Có rất nhiều sự kiện truyền thống ở Nhật Bản trong những ngày lễ cuối năm và đầu năm mới. Ví dụ như đi chợ cuối năm, đón giao thừa, món ăn của năm mới (Osechi), cháo Nanakusa, Kagami Biraki (lễ cắt bánh mochi đầu năm). Vậy các sự kiện cuối năm và năm mới sẽ diễn ra khi nào, ra sao?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây của LocoBee để có thêm hiểu biết về văn hóa Nhật Bản nhé!

 

1. Kotore (khởi đầu của mọi thứ): Ngày 8/12

kotore

Đây là ngày mà người nông dân hoàn thành công việc của họ và bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Tùy theo vùng (miền), có nơi còn gọi là “kotohajime”.

 

2. Ngày đầu năm mới/Ngày Susuharai: ngày 13/12

osoji, dọn dẹp nhà cửa

Ngày 13/12 hàng năm là ngày tổng vệ sinh để loại bỏ muội và bụi tích tụ trong năm. Xuất phát từ quan niệm từ ngày xưa, ngày 13 tháng Chạp được coi là ngày đầu năm mới.

 

3. Chợ năm mới (Toshi – no – ichi, Hagoita – ichi)

hagoitaichi

Chợ năm mới Toshi – no – ichi bắt nguồn từ việc hàng hóa năm mới được xếp hàng dài trong khuôn viên của các đền chùa. Hagoita – ichi cũng là một trong những Toshi – no – ichi.

Biểu tượng may mắn ở đất nước Nhật Bản

 

4. Đồ trang trí năm mới (kadomatsu, shimenawa, kagami mochi)

shimanawa

Kadomatsu (cây thông năm mới), Shimenawa (những sợi dây thừng được bện bằng rơm và được treo trước cửa nhà vào đầu năm mới và Kagami-mochi (bánh Mochi may mắn) đều là những vật trang trí của năm mới.

 

5. Đón giao thừa đêm ngày 31 tháng 12 cùng mỳ Soba

văn hoá mì soba

Đêm giao thừa (31 tháng 12) hay còn gọi là Omisoka có nghĩa là ngày cuối cùng của năm. Vậy đêm giao thừa thực sự có ý nghĩa như thế nào? Nó có nghĩa là “ngày cuối cùng của năm”. Bắt nguồn từ thời Edo xa xưa, tục ăn mỳ Soba đầu năm mới đã được bắt đầu và lưu truyền đến nay. Người Nhật ăn mỳ Soba đầu năm mới, với mong muốn được trường thọ, khỏe mạnh, dẻo dai như sợi mỳ

Câu chuyện cuối năm ở Nhật Bản, ăn mì Toshi-koshi-soba vào đêm Giao thừa

 

6. Tiếng chuông giao thừa: ngày 31 tháng 12

chuông giao thừa

Vào đêm giao thừa, các ngôi chùa trên toàn Nhật Bản có tập tục đánh 108 tiếng chuông trong nghi thức Joya-no-Kane (phong tục rung chuông chùa được tổ chức vào đêm giao thừa). Trong đó, 107 tiếng chuông đầu tiên được đánh vào đêm 31/12 và tiếng chuông cuối cùng được đánh vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

 

7. Ngày đầu tiên năm mới: ngày 1 tháng 1

osechi

Vào đầu năm mới, mọi người trong gia đình thường quây quần và cùng ăn Osechi. Osechi là món ăn truyền thống của người Nhật từ xa xưa, lúc đầu mang ý nghĩa là thức ăn được dâng cho thần Toshigami vào thời điểm chuyển mùa. Ngoài ra, còn có tục lệ dùng “đũa may mắn”, uống trà may mắn “fukucha” và ăn bánh gạo Ozoni vào ngày đầu năm mới.

 

8. Lễ bắt đầu Karuta: ngày 3 tháng 1

karuta

Lễ Karuta được tổ chức tại đền Yasaka vào ngày đầu năm mới. Karuta là 1 loại trò chơi bài cổ xưa. Khi lễ hội bắt đầu, 1 người phụ nữ mặc trang phục thời Heian sẽ bắt đầu lật những lá bài đầu tiên.

 

9. Lễ Nhân sinh, cháo Nanakusa (cháo Thất thảo): ngày 7 tháng 1

nanakusagayu, cháo thất thảo

Jinjitsu (lễ Nhân sinh) là một trong năm lễ hội của ngày đầu năm mới, vào ngày này, mọi người thường ăn cháo Nanakusa (cháo Thất thảo). Mỗi loại thảo mộc trong cháo đều có tác dụng riêng, kết hợp lại tạo nên loại cháo giúp phòng và chữa cảm lạnh, làm dịu dạ dày và ruột sau quãng thời gian ăn quá nhiều vào dịp năm mới.

Những liên quan thú vị về số 7 trong đời sống của người Nhật Bản

 

10. Lễ trang trí cây thông (ngày 2-7 tháng 1 hoặc ngày 2-15 tháng 1)

Matsunouchi

Matsunouchi (lễ trang trí cây thông) là khoảng thời gian mà cây thông năm mới được trang trí. Tùy thuộc vào từng khu vực (tỉnh) mà cách trang trí Matsunouchi là khác nhau. Người ta nói rằng cây thông là hiện thân của thần Toshigami. Hầu hết các khu vực ở khu vực Kanto và Tokyo, Matsunouchi kết thúc vào ngày 7 tháng 1. Còn ở vùng Kansai, họ giữ Matsunouchi đến hết ngày 15 tháng 1.

 

11. Lễ Kagamibiraki: ngày 11 hoặc 15 tháng 1

kagami mochi

Kagami – biraki là quá trình làm vỡ một kagami – mochi (đồ thờ cúng làm từ bột gạo nếp) và ăn nó dưới dạng ozoni, zenzai hoặc oshiruko đồng thời cầu nguyện 1 năm mới có sức khỏe tốt. Ở khu vực Kanto, Kagami – biraki thường được tổ chức vào ngày 11 tháng 1. Ở Kansai là ngày 15 tháng 1 hoặc 20 tháng 1.

21 điều thú vị về văn hoá ngày Tết Nhật Bản

 

12. Tết Nguyên tiêu: ngày 15 tháng 1

Koshogatsu

Koshogatsu (tết Nguyên tiêu) là một sự kiện đầu năm mới để cầu mong mùa màng bội thu và sức khỏe dồi dào cho gia đình. Ngày xưa, khi Nhật Bản dùng lịch âm, thì ngày Tết Nguyên Tiêu chính là kỳ trăng đầu tiên của năm mới. Đây được coi là ngày tốt lành, tùy thuộc vào từng địa phương mà người ta có thể làm Mochibana (tạo ra các bông hoa từ bột bánh gạo), tổ chức lễ hội Dondo (Sagicho), hoặc ăn cháo đậu đỏ để cầu may mắn.

Phong tục tập quán hàng ngày của người Nhật nên biết

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る