Trẻ không tới trường ở Nhật năm 2023 đạt mức cao kỷ lục

Theo một cuộc khảo sát được công bố vào cuối tháng 10, số lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật được xét vào tình trạng không đến trường (số ngày vắng mặt trên lớp từ 30 ngày trở lên) đã đạt mức kỷ lục là 346.482 trong năm học 2023. Với mức tăng 47.434 học sinh so với năm học trước đồng thời đã đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt quá 300.000.

trường học

Chính phủ Nhật yêu cầu các báo cáo liên quan đến vấn nạn bắt nạt học đường

 

Những con số biết nói về thực trạng học đường

Tỷ lệ học sinh không tới trường đã tăng trong 11 năm liên tiếp, với mức tăng khoảng 150.000 học sinh kể từ năm học 2020. Các quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho rằng xu hướng này là do tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và sự hỗ trợ không đầy đủ.

Cuộc khảo sát của Bộ bao gồm các trường công lập và tư thục cũng như các hội đồng giáo dục trên khắp Nhật Bản. Theo Bộ, đây là những trường học sinh không thể đến trường do các yếu tố tâm lý hoặc xã hội, không bao gồm các trường hợp bị bệnh hoặc khó khăn về tài chính.

trường học Nhật Bản

Số học sinh vắng mặt trong năm học 2023 là 130.370 ở các trường tiểu học, tăng 25.258 so với năm học trước. Ở các trường trung học cơ sở, con số này là 216.112 tương đương với mức tăng 22.176. Những con số này chiếm 3,7% tổng số học sinh tiểu học và trung học cơ sở, tăng 0,5% so với năm học 2022. Cuộc khảo sát cho thấy 61,2% học sinh không lên lớp đã nhận được tư vấn hoặc hướng dẫn chuyên môn. Con số này tăng lên 95,8% khi tính cả trường hợp giáo viên chủ nhiệm gọi điện hàng tuần hoặc tới thăm nhà học sinh. Một viên chức của bộ cho biết, “Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ học sinh không được kết nối với các dịch vụ tư vấn chuyên môn”.

Mặc dù con số tăng kỷ lục nhưng đã ghi nhận có sự cải thiện. Sự gia tăng theo năm về số lượng học sinh không đến trường chậm lại ở mức 15,9% trong năm học 2023, giảm so với mức 22,1% của năm trước. Sự chậm lại này phần lớn là do tỷ lệ học sinh trung học cơ sở không đến lớp giảm từ 18,7% còn 11,4%. Bộ coi sự cải thiện này là kết quả của kế hoạch phòng ngừa tình trạng không đến trường được đưa ra vào năm 2023, tập trung vào việc tạo ra không gian thoải mái và tăng cường hỗ trợ tư vấn.

trường học Nhật Bản

Cuộc khảo sát cũng bao gồm dữ liệu về bắt nạt ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tổng cộng có 732.568 trường hợp được báo cáo, tăng 50.620 trường hợp so với năm học trước. Trong số này, kỷ lục 1.306 trường hợp liên quan đến tổn hại nghiêm trọng về tinh thần hoặc thể chất với mức tăng 387 trường hợp. Một kỷ lục khác là 108.987 trường hợp liên quan đến bạo lực, tăng 13.561 trường hợp.

Bộ cho rằng những con số này một phần là do nhà trường chủ động hơn trong việc ghi nhận và báo cáo các trường hợp như vậy.

 

Tình trạng thiếu giáo viên trong đại dịch

Bộ nêu ra một số lý do khiến tình trạng không đến trường tăng mạnh bao gồm các thói quen hàng ngày bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19, các sự kiện ở trường bị cắt giảm dẫn đến động lực tham gia ít hơn và sự thiếu sự hỗ trợ cho học sinh có khuyết tật.

Katsunori Ida, Giáo sư tâm lý giáo dục tại Trường sau đại học của Đại học Ritsumeikan, cũng đề cập đến tình trạng thiếu giáo viên và hệ thống hỗ trợ trường học không đầy đủ là những yếu tố dẫn đến thực trạng học sinh không đến trường.

Cuộc khảo sát của Bộ cho năm học 2021 cho thấy 2.558 vị trí giảng dạy không được lấp đầy trên khắp các trường công lập trên toàn quốc. Thầy Ida cho biết “Giáo viên nên quan tâm và hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn nhưng giờ làm việc dài khiến họ không có nhiều thời gian để làm điều đó”.

giáo dục Nhật Bản

Takeo Kondo, Giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến của Đại học Tokyo, người rất am hiểu về hỗ trợ cho học sinh khuyết tật, cho biết: “Việc thiếu sự hỗ trợ cần thiết cho trẻ em khuyết tật, bao gồm cả trẻ khuyết tật về phát triển hoặc có xu hướng tương tự, thường dẫn đến tình trạng không tới trường”.

Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy 8,8% học sinh tiểu học vắng mặt và 5,9% học sinh trung học cơ sở vắng mặt được trường học báo cáo là đã yêu cầu hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung liên quan đến khuyết tật.

Để giảm số lượng trẻ em gặp khó khăn khi đến trường, Kondo nhấn mạnh đến nhu cầu nâng cao nhận thức và sự giúp đỡ từ giáo viên ngay từ sớm. “Việc phát hiện kịp thời những trẻ em gặp khó khăn khi đọc, ghi chép, giao tiếp hoặc gặp khó khăn khi viết trên bảng và việc tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các em và cha mẹ ngay từ đầu có thể giúp giảm cải thiện tình trạng học sinh không đến lớp”.

 

Các biện pháp hỗ trợ mở rộng

Các phương pháp hỗ trợ cho học sinh không tới trường thường dựa vào các lựa chọn bên ngoài, như trường tư thục miễn phí hoặc trung tâm hỗ trợ giáo dục thành phố có tại 1.258 thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, một số học sinh có thể đến trường nhưng lại thấy khó vào lớp học thông thường. Để giải quyết những nhu cầu này, Bộ đã khuyến khích thành lập các phòng hỗ trợ khó khăn đó, hiện có tại 46,1%trường tiểu học và trung học cơ sở công lập.

giáo viên tiếng Nhật

Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân làm việc 4 ngày/tuần

Dịch vụ thăm nhà riêng là một hình thức hỗ trợ khác. Các giáo viên được đào tạo để tương tác hiệu quả với trẻ em. Việc thường xuyên liên lạc với gia sư có thể đã giúp cậu bé dần cởi mở hơn với thế giới bên ngoài.

Để ứng phó, Bộ đã xây dựng một “kế hoạch tăng tốc khẩn cấp” hợp tác với Cơ quan Trẻ em và Gia đình để chống lại tình trạng không tới trường và bị bắt nạt. Một phần của kế hoạch đã được triển khai trong năm tài chính 2023. Ví dụ, kế hoạch sẽ đẩy nhanh các nỗ lực như tăng cường các sáng kiến ​​dựa trên cộng đồng để hỗ trợ trẻ em.

Bộ cũng đang cân nhắc mở rộng hỗ trợ thăm nhà các học sinh. Nguồn tài trợ cho các dịch vụ này dự kiến ​​sẽ được đưa vào ngân sách của năm tài chính tiếp theo, hỗ trợ 350 trung tâm hỗ trợ giáo dục trên toàn quốc.

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る