Trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng giảm, người lao động nước ngoài đã và đang xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp nước này tại nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Việc tiếp nhận họ là một phần trong chiến lược của Chính phủ Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, nhưng nhiều người lao động đang phải đối mặt với các vấn đề phát sinh do ở trong môi trường xa lạ hoặc phải đối mặt với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Dân số người nước ngoài thường trú tại Nhật Bản đã đạt mức kỷ lục 2,74% tổng số, nhưng liệu đất nước này có thể trở thành nơi mà người lao động muốn gọi là “nhà” không?
Nội dung bài viết
Câu chuyện nỗ lực của một lao động Việt Nam tại Nhật
Mỗi sáng, Trần Thế Vinh (?), một công dân Việt Nam 29 tuổi, thức dậy lúc 5:30 sáng và rời khỏi nhà ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, để đến làm công nhân điều phối tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở thị trấn Kanda trong tỉnh.
“Mọi thứ vẫn chưa ổn định, nhưng tôi mừng vì đã chọn đến Nhật Bản”, người công nhân này suy nghĩ. Sau khi đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh kỹ năng vào năm 2015, anh đã làm việc tại một nhà máy cao su ở Nagoya. Anh đã phải trả cho công ty môi giới đưa anh đến đó một khoản phí tổng cộng khoảng 1,6 triệu yên (khoảng hơn 260 triệu đồng), số tiền này anh đã trả thông qua khoản vay từ ngân hàng của mình tại Việt Nam. Với mức lương thực lĩnh hàng tháng khoảng 100.000 yên (khoảng hơn 16 triệu đồng), sau khi trả nợ ngân hàng và gửi tiền về cho gia đình, anh “gần như không có gì trong tay”.
Chỉ có 13 nữ giám đốc điều hành trong 1.600 công ty lớn của Nhật Bản
Anh tiếp tục làm việc 8 tiếng một ngày, có thể lên đến 10 tiếng nếu cần làm thêm giờ, một công việc chân tay và xung quanh toàn là nhân viên người nước ngoài, ngoại trừ một hoặc nhiều quản lý công trường và những người khác. Anh thường mệt mỏi đến mức ngủ thiếp đi ngay khi về nhà.
Mặc dù công việc của anh rất khó khăn, nhưng anh đã cải thiện được kỹ năng tiếng Nhật của mình và làm quen với cuộc sống ở đất nước này. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo 3 năm, anh trở về Việt Nam, nhưng vào năm 2020, anh quay lại học kinh tế Nhật Bản và các chuyên ngành khác tại một trường cao đẳng 2 năm ở Kitakyushu, với mục đích phát triển thêm khả năng tiếng Nhật và tìm một nơi làm việc tốt hơn.
Sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục làm việc cho một tổ chức giám sát chương trình thực tập sinh kỹ thuật trước khi được một người quen giới thiệu đến công việc hiện tại. Hiện anh giữ chức vụ quản lý sản xuất nhà máy. Anh mỉm cười nói: “Trước đây, đôi khi tôi muốn nghỉ việc vì thiếu nhân viên, vấn đề giao tiếp và nhiều vấn đề khác. Nhưng bây giờ, môi trường làm việc tốt và công việc được đền đáp xứng đáng”.
Số lượng lao động nước ngoài nhiều hơn 1,65 lần so với thập kỷ trước tại Nhật
Chính phủ quốc gia đã giới thiệu loại thị thực là Kỹ năng đặc định 1 và Kỹ năng đặc định 2 – Tokutei Gino vào năm 2019, nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành công nghiệp chính.
Chương trình thực tập sinh nước ngoài hiện tại, đã được áp dụng từ năm 1993, đã bị chỉ trích là chỉ đơn thuần là một con đường để Nhật Bản nhập khẩu lao động giá rẻ. Chính phủ sẽ thay thế chương trình này bằng một hệ thống mới sớm nhất là vào năm 2027, cho phép chuyển việc sau 1 hoặc 2 năm làm việc tại một nơi làm việc.
Trong khi sự thay đổi đó vẫn đang diễn ra, số lượng người nước ngoài sống tại Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục là khoảng 3,41 triệu người vào cuối năm 2023, cao hơn khoảng 1,65 lần so với mức 2,07 triệu người của 10 năm trước đó vào cuối năm 2013. Theo quốc tịch, hầu hết đến từ Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó Việt Nam chứng kiến mức tăng 15,5% theo năm.
Nhiều người đến từ Việt Nam ở độ tuổi 20 hoặc 30, và một số đã kết hôn và sinh con tại đây. Tuy nhiên, do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, nhiều người cảm thấy cô đơn lạc lõng tại một đất nước không phải nơi mình sinh ra.
Ta Minh Thu (?), 37 tuổi, người sáng lập Hội người Việt tại Kitakyushu, đã đến Nhật Bản cách đây 14 năm với tư cách là một du học sinh. Không ít lần cô đã cảm thấy sợ hãi khi có người lớn tiếng hỏi cô rằng cô có hiểu tiếng Nhật không. Mặc dù đã kết hôn và có con tại Nhật, nhưng cô không biết đầy đủ về chế độ trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ phép, vì vậy cô đã không nhận được chúng. Cô cũng gặp phải những rào cản khi quyết định gửi con ở nhà trẻ và hoãn việc quay lại làm việc. Không có môi trường để cô có thể dễ dàng bày tỏ mối quan tâm của mình khiến nhiều lần sức khoẻ cô bị suy sụp.
Vì những trải nghiệm đó, cô muốn giúp đỡ những người Việt khác trong hoàn cảnh của mình. Hội của cô cung cấp dịch vụ tư vấn, các bài học tiếng Nhật, hỗ trợ tìm việc làm và hướng dẫn về các thủ tục hành chính, cùng nhiều dịch vụ khác.
Mặc dù các nỗ lực cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ đang được tiến hành tại các cơ quan hành chính ở Nhật Bản, cô tin rằng tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể vì vẫn còn thiếu sự hỗ trợ toàn diện. “Tôi muốn có nhiều dịch vụ hoàn thiện hơn để người nước ngoài có thể sống giống như người Nhật mà không gặp khó khăn”, cô nói về hy vọng của mình.
Phát triển nguồn nhân lực toàn diện, không chỉ ngôn ngữ
Nhật Bản cần làm gì để trở thành nơi mà người lao động nước ngoài lựa chọn sinh sống? Phó giáo sư xã hội học quốc tế, Takeshi Fukumoto của Đại học Nishikyushu ở tỉnh Saga, phía Tây Nam Nhật Bản, cho biết, “Cuộc cạnh tranh để đảm bảo nguồn nhân lực xuất sắc đang nóng lên trên toàn thế giới. Tôi muốn thấy chính phủ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, bao gồm cả kỹ năng ngôn ngữ”.
Trong khi một số chính quyền địa phương cung cấp các lớp học tiếng Nhật miễn phí, Fukumoto nhận xét, “Chính phủ cũng nên cải thiện hỗ trợ của mình về mặt liệu họ có thích nghi với Nhật Bản như một nỗ lực chung hay không”. Ông cũng chỉ ra về phát triển khu vực rằng “Dòng chảy nguồn nhân lực ra các khu vực thành thị không chỉ giới hạn ở người Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hỗ trợ người nước ngoài như một cộng đồng và ngăn chặn dòng chảy nguồn nhân lực và làm thế nào chính phủ có thể dẫn đầu trong vấn đề này”.
Nếu là một người nước ngoài đang làm việc tại Nhật, hãy chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của bạn tới cộng đồng những người cần nó nhé.
Bữa cơm chỉ có trứng rán của lao động người nước ngoài ở Nhật
Đầu bếp sushi Nhật Bản được săn đón ở nước ngoài với thu nhập khủng
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee
bình luận