Okinawa là nơi nhận nhiều đạn pháo, bom mìn trong chiến tranh đến mức nó có biệt danh là “Cơn bão thép” vào cuối chiến tranh Thái Bình Dương. Người ta ước tính có hơn 1.800 tấn bom mìn chưa nổ vẫn còn đang tồn tại ở Okinawa. Ước tính rằng sẽ phải mất thêm 70 đến 100 năm nữa để xử lý bom mìn và thi thoảng người ta vẫn nói rằng đó là “một quá trình không bao giờ kết thúc sau chiến tranh”.
Vào thời điểm quần đảo Okinawa được trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972, chỉ khoảng một nửa trong số 10.000 tấn bom mìn chưa nổ đã được người dân địa phương và quân đội Hoa Kỳ xử lý. Vì lý do này, bom mìn chưa nổ tiếp tục gây nguy hiểm cho người dân ngay cả sau khi họ quay trở lại sinh sống.
Vào tháng 3 năm 1974 – 2 năm sau khi Okinawa trở về với Nhật Bản, một quả mìn cải tiến do quân đội Nhật Bản cũ cài đặt trong chiến tranh đã phát nổ gần một trường mẫu giáo ở Naha khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 1 bé gái 3 tuổi và 34 người khác bị thương. Những lời kêu gọi hành động ngày càng tăng và 3 tháng sau, một đơn vị Lực lượng Phòng vệ Mặt đất chuyên xử lý bom mìn chưa nổ được thành lập.
Ngày 29/9 vừa qua, tại một khu dân cư ở Yamagawa-cho, Shuri, thành phố Naha, khoảng 1.400 người bao gồm cả cư dân ở khu vực xung quanh đã được yêu cầu sơ tán tạm thời trước 9 giờ sáng để chính quyền thực hiện tháo gỡ bom mìn. Vật chưa nổ là một quả bom nặng 250kg, được cho là thả từ máy bay quân sự Mỹ được phát hiện trong quá trình xây dựng hệ thống thoát nước vào tháng 12 năm 2023, nó dài khoảng 1,2m và đường kính 36cm.
Sau khi đánh giá và tiên lượng có nguy cơ phát nổ nên Lực lượng Phòng vệ Mặt đất quyết định tháo ngòi nổ là ngòi nổ tại chỗ, dùng cần cẩu cẩu vật liệu chưa nổ rồi đặt vào một hố sâu 5m dưới lòng đất gọi là rãnh xử lý được đào gần đó. Sau khi di chuyển nó, họ tiến hành công việc một cách cẩn thận và gỡ ngòi nỏ thành công khoảng một giờ sau khi bắt đầu công việc.
15 địa điểm bạn nên ghé thăm ở Okinawa
Nguồn: ryukyushimpo.jp
Biên tập: LocoBee
bình luận