Có thật sự tồn tại các đám mây báo hiệu động đất không?

Hiện nay trên SNS lan truyền tin đồn rằng “Có những đám mây báo hiệu động đất xuất hiện trước khi trận động đất xảy ra. Đó là một điềm báo đáng sợ.” Nhà nghiên cứu đám mây phát biểu rằng: “Không có cơ sở khoa học nào về việc tồn tại mây báo hiệu động đất. Hãy cẩn thận với việc lan truyền tin đồn về thảm họa trên mạng.”

 

Tin đồn về mây báo hiệu động đất đang lan truyền trên SNS

Một trận động đất mạnh (M) 7,1 độ richter với tâm chấn ngoài khơi tỉnh Miyazaki đã xảy ra vào ngày 8/8. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra Cảnh báo đặc biệt về trận động đất ở máng Nankai (cảnh báo siêu động đất). Cùng với đó mạng xã hội đã có bài đăng viết rằng “Những đám mây động đất” là dấu hiệu cảnh báo về một trận động đất. Sau đó đã có một số bài viết chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng này. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng “không có cơ sở khoa học” và kêu gọi người dân cẩn thận để không tung ra những tin đồn thất thiệt.

Anh Kentaro Araki(39 tuổi), nhà nghiên cứu đám mây và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu khí tượng thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản, người từng là giám sát khí tượng cho bộ phim “Weathering with You” khẳng định rằng : “Không thể đánh giá tác động của một trận động đất bằng cách nhìn vào các đám mây”.

2 thứ người Nhật mua nhiều để phòng siêu động đất

Theo anh Araki, các đám mây có thể được chia thành 10 loại lớn dựa trên độ cao, hình dạng, chẳng hạn như mây nhỏ, mây tầng và mây tích, nhưng nếu bạn chia chúng dựa trên những yếu tố như độ trong suốt thì có hơn 400 loại. Trong số các đám mây dễ bị nhầm lẫn với mây báo hiệu động đất nhất là các đám mây có vệt và sọc lượn sóng. Tuy nhiên, “hình dạng và trạng thái của tất cả các đám mây thường được gọi là mây động đất có thể được giải thích bằng khí tượng học”.

Vào ngày 8/8, anh Akari đã đăng trên tài khoản Twitter của mình rằng “Mây không phải là dấu hiệu của một trận động đất. Nếu bạn lo lắng về việc động đất xảy ra, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị dự phòng thật tốt.” Anh Araki nói: “Ngay sau một trận động đất lớn, rất dễ lan truyền các thuyết âm mưu như “đám mây địa chấn” và “động đất nhân tạo”. Điều quan trọng là phải hít thở, giữ bình tĩnh và tránh những “trò lừa bịp” này. Xin đừng để những tin đồn này lan rộng”.

 

40 năm trước cũng từng xảy ra tin đồn tương tự

Các đám mây địa chấn được thảo luận mỗi khi một trận động đất lớn xảy ra. Sau trận động đất biển Chubu Nhật Bản xảy ra ngoài khơi tỉnh Akita vào năm 1983 cũng có tin đồn tương tự. Tờ Mainichi Shimbun vào thời điểm đó đưa tin rằng Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã đưa ra quan điểm “không có cơ sở khoa học cho các đám mây địa chấn”.

Quan điểm hiện tại của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản về các đám mây địa chấn là “không có bằng chứng khoa học nào về việc chúng xuất hiện liên quan đến động đất”. Hiệp hội Địa chấn Nhật Bản cũng đưa ra quan điểm phủ nhận trên trang web của mình, tuyên bố rằng cơ chế liên kết giữa động đất và mây vẫn chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu động đất thường tin rằng không có mối quan hệ giữa mây và động đất.

Siêu động đất ở Nhật có sức tàn phá như thế nào?

Thiệt hại từ trận động đất ngày 1 tháng 1 ở bán đảo Noto – Nhật Bản là bao nhiêu?

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Nguồn: Mainichi

Biên tập: LocoBee

Facebook