Tại Nhật Bản, lao động nước ngoài giờ đây đã trở thành một phần không không thể thiếu đối với các ngành công nghiệp trong nước đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Mặt khác, tình trạng cư trú quá hạn bất hợp pháp và tội phạm của cư dân nước ngoài cũng đang được coi là vấn đề nan giải trong xã hội. Trong nỗ lực cải thiện tình trạng này, cảnh sát tỉnh Saitama đã thành lập tổ chức tình nguyện đầu tiên trên toàn quốc dành cho cư dân nước ngoài tìm kiếm thông tin tội phạm trên SNS (mạng xã hội). Cảnh sát đặt kỳ vọng vào sứ mệnh của tổ chức này như thế nào? Cùng LocoBee tìm hiểu nhé!
“Bộ đội” là gì và những hoạt động phi pháp của các đối tượng này
Nhiều nhóm trên Facebook dành cho các “bộ đội” (lao động bất hợp pháp) sống ở Saitama và phía bắc Kanto để trao đổi thông tin. Một người đàn ông Việt Nam 33 tuổi từng sống ở Nhật Bản cho biết: “‘bộ đội’ trong tiếng Việt có nghĩa là người lính. Nó được dùng như một thuật ngữ lóng để chỉ những người ở lại quá hạn trái phép và thực tập sinh kỹ thuật bỏ trốn khỏi nơi đào tạo của họ. Người ta ví rằng những người sống ở Nhật Bản mà không có tư cách lưu trú được gọi là ”bộ đội”, giống như những người lính ẩn dật.
Trong nhóm có nhiều bài viết bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Người đàn ông nói: “Thịt từ động vật bị mắc bẫy và bị giết thịt, tài khoản ngân hàng và biển xe giả đôi khi được bán trong các nhóm Facebook này. Số lượng người lên các nhóm này để mua được loại thịt khó kiếm ở Nhật Bản cũng như các mặt hàng khó ký hợp đồng và không mua được qua các kênh chính thức do tình trạng cư trú đang ngày càng tăng cao.
Khi người Việt gặp khó khăn khi không nói được tiếng Nhật thành thạo, họ thường tìm đến các nhóm ”bộ đội” thay vì chính phủ. Các nhà môi giới Việt Nam tuyển dụng ”bộ đội” và họ phải làm việc với điều kiện rất tồi tệ. Họ ở lại quá hạn bất hợp pháp và không thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Thủ đoạn của tội phạm chuyển tiền tay ba ở Nhật – câu chuyện từ một nạn nhân người Việt
Theo Phòng Biện pháp đối phó tội phạm có tổ chức của Cảnh sát tỉnh số 2, thông tin về các tội phạm như mua bán sổ tiết kiệm, thẻ rút tiền và thẻ lưu trú đang được lan truyền ở một số cộng đồng trên Facebook. Họ lo ngại rằng các tổ chức tội phạm có thể xâm nhập và phát triển từ những nhóm cư dân trên mạng xã hội.
Sự ra đời của tổ chức FRCV
Trước đó, bộ phận này đã gửi cảnh báo khi phát hiện thông tin trái pháp luật. Tuy nhiên, để tránh bị phát hiện, ngôn ngữ đặc biệt hoặc cụm từ viết tắt thường được sử dụng, khiến việc phát hiện và xác định các bài đăng chứa thông tin tội phạm trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, vào tháng 7, một tổ chức tình nguyện gồm các cư dân nước ngoài, thường được gọi là “Forsive” (FRCV), đã được thành lập. Cái tên này bắt nguồn từ chữ cái đầu của các từ tiếng Anh có nghĩa là “Tình nguyện viên mạng của cư dân nước ngoài”. Các thành viên hiện tại có khoảng 20 sinh viên quốc tế mang quốc tịch Việt Nam đang theo học tại các trường dạy tiếng Nhật trong tỉnh. Trong tương lai, họ có kế hoạch tăng số lượng thành viên tham gia và ngôn ngữ được hỗ trợ.
Các tình nguyện viên tiến hành tuần tra trên mạng trên FB để phát hiện và báo cáo các thông tin tội phạm. Sau đó, tài khoản chính thức của tổ chức sẽ cảnh báo bài đăng đó với Facebook với nội dung ”mua bán sổ tiết kiệm và thẻ ngân hàng là phạm pháp ở Nhật Bản” và cảnh báo tương tự cũng sẽ được gửi bằng tiếng nước ngoài.
Trong thời gian thử nghiệm khoảng một năm (tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024) trước khi ra mắt, khoảng 80% trong số 97 bài đăng được gửi cảnh báo đã bị xóa hoặc không có bài đăng mới nào được thực hiện. Một người phụ trách bộ phận cho biết: “Có những từ ngữ và ý nghĩa mà chúng tôi có thể hiểu được vì chúng tôi là người gốc Việt. Cảnh sát sẽ yên tâm hơn khi hợp tác với chúng tôi”.
Tại lễ khánh thành được tổ chức tại trụ sở cảnh sát tỉnh vào ngày 19 tháng 7, Cảnh sát trưởng Sugaya Otake đã có bài phát biểu: ”Chúng tôi hy vọng rằng thông qua sáng kiến này, một xã hội gắn kết sẽ được thiết lập, nơi cư dân nước ngoài có thể sống an toàn và bảo đảm.”
Bùi Thúy Quỳnh (?), khoảng 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam nhận thẻ đăng ký tình nguyện viên và cho biết: ”Nếu ngăn chặn được tội phạm thì tốt cho cả người nước ngoài và xã hội Nhật Bản. Tôi muốn góp phần ngăn chặn việc người nước ngoài dính líu đến tội phạm.”
Siêu động đất ở Nhật có sức tàn phá như thế nào?
129 người ngộ độc, 1 người tử vong vì cơm lươn bán ở trung tâm thương mại
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Nguồn: Mainichi
Biên tập: LocoBee