Phong tục mai táng tại Nhật đang thay đổi như thế nào?

Hàng năm, vào dịp lễ Obon, người Nhật thường trở về quê hương và đi thăm mộ. Những phong tục cổ xưa như vậy của Nhật Bản có vẻ đang dần mai một. Ngày càng có nhiều trường hợp cải táng (hài cốt của người đã khuất được chuyển đến một ngôi mộ hoặc nơi chứa hài cốt khác) hoặc đóng mộ (bia mộ được lấy ra). Theo khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, có 151.076 trường hợp cải táng trên toàn Nhật Bản vào năm 2022, đây là mức cao nhất từ ​​trước đến nay. Nhiều người chọn “đóng mộ” và “cải táng” vì “mộ nằm ở xa” hoặc “không có người thừa kế”. Đồng thời các lựa chọn khác như “thụ mộc táng” (chôn dưới gốc cây), chôn dưới biển và chôn trên núi (rải tro) cũng đang dần phổ biến. Hình thức mộ táng và tang lễ đã thay đổi như thế nào từ thời Heisei sang thời Reiwa? Ngoài ra, những thay đổi trong xã hội, thời đại và quan điểm của người dân về sự sống và cái chết đằng sau điều này là gì?

Sau đây, hãy cùng LocoBee tìm hiểu nhé!

 

“Lập bàn thờ Phật” cùng lúc với “đóng mộ”

Kamakura Shinsho (Chuo-ku, Tokyo) là nơi điều hành các dự án liên quan đến các hoạt động cuối đời, trong đó có O-tomb, một trong những trang web cổng thông tin mộ lớn nhất của Nhật Bản. Vào tháng 1/2024, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Kamakura Shinsho đã khảo sát những người đã từng làm về lý do “đóng mộ”. Lý do thường gặp nhất là “mộ xa”, tiếp theo là “mộ không có người thừa kế”. ”

Ông Fujiwara Shoko (42 tuổi) là người Tokyo đã mất mẹ (qua đời năm 73 tuổi) vì bệnh ung thư năm 2020, kể lại câu chuyện của mình rằng: “Khi còn trẻ, mẹ tôi đã ly hôn với bố và nuôi con một mình. Mẹ tôi, người đã vất vả nuôi nấng tôi và anh trai tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi qua đời và nghĩ rằng “không muốn gây rắc rối cho các con mình”. Mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khoảng 2 năm trước khi bà qua đời, đến khi tôi biết thì mẹ đã ở giai đoạn cuối. Bà đã đi khám sức khỏe do quận cung cấp sau một thời gian không ngừng ho và linh cảm rằng có ​​chuyện gì đó không ổn. Khi tôi đến bệnh viện thăm mẹ thì đã quá muộn.

Nhà của mẹ tôi ở tỉnh Chiba, nhưng nếu an táng mẹ tại đó thì tôi sẽ khá khó khăn trong việc đến thăm mộ. Tôi đã quyết định tổ chức tang lễ “thụ mộc táng” tại một nghĩa trang ở quận Minato. Nó gần nhà tôi và tôi có thể ghé qua trên đường đi làm. Tôi quyết định gọi cho những người thân yêu của mẹ tôi từ điện thoại di động của bà và tổ chức một đám tang nhỏ.”

Ảnh minh họa

Khi hỏi những người mua mộ thông qua trang web xem họ chọn phương thức mai táng nào, 48,2% trả lời “thụ mộc táng”, tức là khoảng một nửa số người được hỏi. Theo ông Oshima Yusuke , người đứng đầu Bộ phận Mộ và Bàn thờ Phật giáo của công ty về xu hướng mộ mộ gần đây, ông nói: “Càng ngày càng nhiều người muốn một ngôi mộ không cần người thừa kế. Hơn nữa, hình dáng của những ngôi mộ không còn là những ngôi mộ “kiểu Nhật” truyền thống mà bạn tưởng tượng khi nghe từ “mộ” mà số lượng những ngôi mộ nhỏ hơn, diện tích chưa đến 1 mét vuông ngày càng tăng. Đồng thời, bàn thờ Phật cũng trở nên nhỏ và kiểu cách hơn thay vì những bàn thờ Phật lớn như ngày xưa. Hơn nữa, số lượng người không chọn “lập bàn thờ Phật”càng tăng. Cùng với đó, nhiều người đang giữ tro cốt của người quá cố hoặc một phần tro cốt của họ dưới dạng mặt dây chuyền hoặc phụ kiện, được gọi là lễ tưởng niệm cầm tay.

Ông Fujiwara cũng cho biết: “Tôi chọn bàn thờ Phật là một loại bàn thờ thời trang và phong cách, phù hợp với sở thích của mẹ tôi. Tôi đã mua nó trên mạng. Tấm bia tưởng niệm (Ihai) cũng được làm bằng thủy tinh. Hiện tại nó được trang trí bằng đồ thủ công và các giải thưởng mà các con trai tôi có được ở trường, tôi không biết nó là gì nhưng nó sống động đến mức tôi nghĩ mẹ tôi cũng sẽ rất vui”.

 

Cứ 4 người thì có 1 người không tổ chức tang lễ, và cứ 3 người thì có 1 người chưa quyết định hình thức mộ

Văn hóa về mồ mả, tang lễ đang thay đổi, nhưng nếu nhìn nhận từ tâm lý của thế hệ trung niên, cao niên có lẽ sẽ ta sẽ hiểu hơn về cách họ suy ngẫm về những giây phút cuối cùng của chính mình.

Theo “Khảo sát nhận thức về cách thức tổ chức tang lễ” được thực hiện vào năm 2023 bởi “Viện nghiên cứu cuộc sống Halmek” với đối tượng là 2.000 nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 50 đến 79, tỷ lệ người trả lời về loại tang lễ họ chọn là “Đám tang gia đình” chiếm 50,3% nam và 50,1% nữ, tỷ lệ gần như nhau. Tỷ lệ nam giới (7,6%) chọn “đám tang chung” cao hơn gấp đôi so với nữ giới (3,5%). Mặt khác, kết quả cho thấy tỷ lệ nữ giới chọn “đám tang một ngày” hoặc “đám tang trực tiếp” cao hơn nam giới. Ngoài ra, 24,9% số người được hỏi trả lời sẽ không tổ chức tang lễ và 34,9% cho biết chưa quyết định hình thức mộ.

Bình luận về kết quả của cuộc khảo sát, ông Yukie Umezu, giám đốc Viện nghiên cứu cuộc sống, nói: “Điều tôi đặc biệt quan tâm là số người trả lời rằng họ không tổ chức tang lễ. Ở đây, tỷ lệ phần trăm là 24,9%, tức 1 trong 4 người nghĩ rằng họ sẽ không tổ chức tang lễ. Kết quả cho thấy cứ 3 người thì có 1 người chưa quyết định.

Khi hỏi về lý do chưa quyết định, nhiều người trả lời rằng: “Ngay bây giờ, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai nên không thể quyết định được”. Khi còn nhỏ, chúng ta không nghe nhiều về thuật ngữ “lễ tưởng niệm vĩnh viễn”, và khi nói về mộ, chúng ta thường nghĩ về mộ kiểu Nhật. Ý tưởng rải tro cốt xuống đại dương từng xảy ra trong phim truyền hình và có cảm giác không thực tế, nhưng bây giờ nó không phải là hiếm. Vì chúng ta đang sống trong xã hội số nên khi chết đi, hình thức tổ chức tang lễ sẽ thay đổi. Đó là lý do tại sao nhiều người nói, “Tốt hơn hết là không nên đưa ra những quyết định vội vàng ngay bây giờ.”

Ngoài ra, do thường xuyên xảy ra các thảm họa do nắng nóng gay gắt và biến đổi khí hậu, nhiều độc giả cho rằng: “Có khả năng nhiều người sẽ không chọn an táng trong những ngôi mộ nữa”. Thêm vào đó là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. So với các thành phố, các mối quan hệ địa phương và liên kết khu vực vẫn mạnh mẽ ở khu vực nông thôn, nhưng do đại dịch coronavirus, việc tổ chức tang lễ và tập hợp mọi người lại với nhau trở nên khó khăn hơn. Kết quả là, nhiều người đã thay đổi quan điểm về cuộc sống và cái chết.

Lời nói đầy cảm động của vợ nguyên Thủ tướng Abe tại tang lễ

 

Xu hướng dễ thấy ở phụ nữ là “muốn ra đi sạch sẽ và không để lại gì”

Về tâm lý của người cao tuổi, ông Umezu nói: “Tôi nghĩ tất cả là do chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao. Ngoài ra, hầu hết những người chọn “đóng mộ” đều nói rằng có thể làm như vậy sẽ cảm thấy thoải mái. Tất nhiên, tôi không muốn gây rắc rối cho con cái hoặc gia đình, nhưng đó là một điều mặc định, hay nói đúng hơn là một điều tự nhiên. Hãy cố gắng biến những gì đã có thành một thứ gì đó vô hình. Đặc biệt, phụ nữ ngày nay thường muốn ra đi mà không vướng bận bất cứ điều gì.”

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Fujiwara cũng nói: “Nếu tôi muốn mua một ngôi mộ, tôi có thể mua nó, nhưng trong trường hợp của mẹ tôi, tôi thà để lại cho bà một ít tiền mặt khi bà còn sống còn hơn là tiêu tiền vào một ngôi mộ. Ngoài ra, chi phí quản lý “thụ mộc táng” khoảng 10.000 yên một năm. Mẹ tôi rất kiên quyết và thường xuyên xung đột với tôi, nhưng cuối cùng mọi thứ đều diễn ra theo đúng kế hoạch của bà, và kết quả là, anh trai và tôi đã vượt qua nỗi đau. Hầu như không có gánh nặng tài chính nào đối với chúng tôi.” Dù thời gian và hình thức để tang có thể thay đổi nhưng cảm giác quan tâm đến người đã khuất vẫn như cũ

Các hình thức mai táng và tổ chức tang lễ ngày càng trở nên đa dạng hơn, nhưng liệu tình cảm của người Nhật đối với tổ tiên và những người thân đã khuất đã thay đổi?

Ông Oshima bắt đầu bằng câu nói: “Điều này thường bị hiểu lầm, nhưng không phải là người ta không còn muốn tổ chức lễ tưởng niệm nữa. Với những thay đổi và đa dạng hóa cách thức để tang như “đóng mộ” hay “lập bàn thờ Phật”, một số người có thể nghĩ rằng như vậy là thiếu tôn trọng với tổ tiên của họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ chỉ là cách mọi người thể hiện sự thương tiếc đã thay đổi, nhưng mong muốn những người đã khuất an lòng vẫn không thay đổi.” Ngay cả khi chúng ta không đặt bàn thờ Phật hay bài vị tưởng niệm, chúng ta vẫn sẽ nhớ về người đã khuất và hãy tin vào sự kết nối giữa trái tim.

Chúng ta nên thảo luận điều gì khi họp mặt gia đình?

Cuối cùng, ông Oshima và ông Umezu đã chia sẻ về những điều mà các gia đình nên thảo luận khi có nhiều người về quê dự lễ Obon. “Có nhiều người, đặc biệt là những người ở độ tuổi 70 nói rằng họ không muốn con cái mình phải lo lắng về mồ mả vì những khó khăn mà họ đã trải qua. Mặt khác, nhiều bạn trẻ lại nói: “Tôi muốn đi thăm mộ khoảng một năm một lần. Do đó có thể thấy có những trường hợp cha mẹ và con cái mâu thuẫn về việc này, vì vậy tốt nhất là nên bàn bạc trước.” “Tôi khuyên hai vợ chồng hãy bàn bạc trước. Hai người bàn bạc và đưa đến một mức độ thống nhất nào đó rồi thì mới nói với con cái.”

Tình cảm dành cho người đã khuất không hề thay đổi mặc dù hình thức an táng có sự đa dạng hơn. Hãy tranh thủ nghỉ lễ Obon như một cơ hội để giao tiếp với những người thân của bạn, giúp họ có thể có được một cuộc sống mãn nguyện cuối đời.

Tổng hợp văn hoá tang lễ Nhật Bản

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Nguồn: gentosha

Biên tập: LocoBee

Facebook