Cẩn thận với cháy do hội tụ vào mùa hè

Khi còn học tiểu học, bạn đã từng thử nghiệm đốt tờ báo bằng kính lúp chưa?

Điều này xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi kính lúp và ngưng tụ thành một điểm duy nhất, khiến nhiệt tích tụ vào tờ báo đạt đến nhiệt độ bốc cháy.

 

Cháy do hội tụ

Các đám cháy xảy ra do hiện tượng hội tụ này được gọi là “cháy do hội tụ”, tiếng Nhật là 収れん火災, đọc: shuren kasai.

Bạn có thể nghĩ rằng cháy do hội tụ chỉ xảy ra vào mùa hè khi mặt trời chiếu sáng mạnh, nhưng trên thực tế cháy do hội tụ có khả năng xảy ra vào mùa đông vì không khí khô và mặt trời ở độ cao thấp, cho phép ánh sáng mặt trời chiếu sâu vào phòng.

 

Các vụ việc thực tế

Vào tháng 2 năm 2015, ở thành phố Nisshin xảy ra một vụ hỏa hoạn bùng phát do sự hội tụ của bóng đèn thủy tinh đặt trên ghế gỗ trong vườn đã thiêu rụi một phần bức tường bên ngoài của một ngôi nhà.

Ngày 25/7 vừa qua, tại một bãi đậu xe ở quận Hanakawa-cho, thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka xảy ra một vụ cháy khiến một ô tô bị thiêu rụi hoàn toàn, một chiếc xe tải đậu gần đó cũng bị cháy một phần. Theo người đàn ông (70 tuổi) sở hữu chiếc xe, ông đỗ xe vào khoảng 7 giờ sáng cùng ngày. Ông đã đặt 4 chai nước loại 1 lít trong cốp xe và để cửa sau lật mở để tránh nóng. Ông nói rằng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chai nhựa nhưng ông chưa bao giờ ngờ nó sẽ bắt lửa.

 

Điều gì dẫn đến cháy do hội tụ?

Ngân hàng dữ liệu thông tin tai nạn Nhật Bản đã nhận được 20 thông tin tai nạn liên quan đến hỏa hoạn được khống chế từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 9 năm 2020. Các đồ vật gây ra đám cháy hội tụ là nhiều vật dụng quen thuộc trong gia đình, từ gương và quả cầu trong suốt cho đến cốc hút, bánh xe ô tô, đồng hồ để bàn, thiết bị chiếu sáng và chất khử trùng… Ngoài ra còn một số vật dụng khác như:

Ibaraki, Nhật Bản: Cháy lớn thiêu rụi một tài sản văn hoá quốc gia

 

Phòng chống cháy do hội tụ

  1. Tránh đặt gương, hạt thủy tinh… có thể gây ra hiện tượng hội tụ gần cửa sổ hoặc những nơi có ánh nắng chiếu qua.
  2. Khi ra ngoài nên kéo rèm để cản ánh sáng.
  3. Hãy cẩn thận khi đặt chai nhựa chứa đầy nước trong vườn, ô tô, xe máy để ngoài trời.
  4. Đặc biệt cẩn thận vào các buổi sáng, buổi tối và mùa đông, khi mặt trời ở độ cao thấp khiến ánh nắng dễ dàng xuyên sâu vào phòng.

Các đám cháy do hội tụ xảy ra không quan trọng là mùa nào, nó có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nếu điều kiện phù hợp. Sở Cứu hỏa các nơi đang cảnh báo người dân không đặt các vật dụng như chai nhựa gần cửa sổ nơi ánh nắng có thể dễ dàng chiếu xuyên qua.

5 người Việt nhận bằng khen vì chung tay chữa cháy trong vụ hoả hoạn ở Hyogo

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook