Các cửa hàng không người bán ở Nhật Bản đang gia tăng

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước an toàn với máy bán hàng tự động khắp nơi. Gần đây, ngày càng có nhiều cửa hàng không người bán sử dụng công nghệ để mang lại nhiều tiện nghi. Các cửa hàng rau không người bán đã là cảnh tượng quen thuộc trong nhiều năm ở Nhật Bản, Konbini không người bán đang đưa sự tiện lợi lên một tầm cao mới và là một phần của cuộc cách mạng bán lẻ rộng lớn hơn ở Nhật Bản. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng gần đây về bán lẻ không giám sát trong nước là gì nhé.

 

Những loại hình bán lẻ không giám sát nào là duy nhất ở Nhật Bản?

Nhật Bản đã có các cửa hàng rau không người phục vụ ở nhiều nơi trên cả nước trong nhiều năm. Người ta nói rằng những cửa hàng này bắt nguồn từ việc những người muốn chia sẻ các loại rau theo mùa được trồng trong vườn nhà khi họ có quá nhiều rau để ăn một mình, vì sẽ rất lãng phí nếu vứt đi. Ngày nay, bạn vẫn có thể thấy mọi người ghé thăm các cửa hàng này ở nhiều khu vực trên khắp Nhật Bản, họ bỏ tiền vào hộp trước khi lấy rau mà không hề có ai điều hành cửa hàng.

Người Nhật thường mua đồ chế biến sẵn nào ở cửa hàng tiện lợi?

Những năm gần đây đã có nhu cầu về phong cách mua sắm không cần tiếp xúc với mọi người. Kết quả là ngày càng có nhiều cửa hàng không người bán sử dụng công nghệ này.

Ví dụ như là cửa hàng không người trực chuyên cắt cành trang trí theo bốn mùa ở Nhật Bản với cửa sổ kính lớn hướng ra đường, người đi qua có thể thoải mái ra vào. Cửa hàng này có nhiều loại sản phẩm cũng như có áp phích mô tả cách thanh toán.

Hay như, một công ty bán cành trang trí online vào những khoảng thời gian cố định trong các mùa, chẳng hạn như cành anh đào và mận vào mùa xuân, andromeda Nhật Bản và hoa bách hợp trắng vào mùa hè. Công ty này đã mở một cửa hàng không người bán nhưng cũng có chức năng như một phòng trưng bày. Mục đích của cửa hàng này là để mọi người tận hưởng các mùa theo cách mang tính biểu tượng của Nhật Bản ngay cả khi họ cần ở nhà lâu hơn do tình trạng làm việc từ xa đang ngày càng lan rộng. Khách hàng có thể tận mắt nhìn thấy các sản phẩm thực tế, điều này giúp họ tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ như thế nào trong dịp này và họ cũng có thể kiểm tra kỹ các sản phẩm mà không cần lo lắng điều gì. Cửa hàng được lắp đặt camera an ninh, khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt hoặc mua hàng trực tuyến.

Một ví dụ hay ho khác, bên trong một cỗ máy tự phục vụ là một hệ thống quản lý sử dụng công nghệ tiên tiến để theo dõi lịch sử di chuyển và tồn kho sản phẩm trong thời gian thực, đồng thời cũng tự động bổ sung thêm sản phẩm. Khách hàng có tài khoản đã đăng ký có thể mở, đóng tủ lạnh và mua sản phẩm mà không cần dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, việc bán lẻ không cần giám sát đang được thực hiện tại các văn phòng phường ở Tokyo để giảm tình trạng thực phẩm bị loại bỏ. Ví dụ, có những máy tự phục vụ bán nhiều thứ khác nhau, một số máy sẽ bán Kintaro ame (một loại kẹo que truyền thống có khuôn mặt của nhân vật huyền thoại Kintaro) được sản xuất tại một nhà máy địa phương nhưng có vết nứt hoặc khiếm khuyết, không thể bán được ở các cửa hàng thông thường. Một số máy khác bán nước trái cây làm từ trái cây có hình dáng không mấy đẹp đẽ hoặc các sản phẩm thực phẩm gần hết hạn sử dụng. Bất cứ ai có tài khoản đã đăng ký đều có thể mua sản phẩm từ các máy này. Có camera an ninh bên trong hộp của máy nên cho đến nay chưa có vấn đề gì xảy ra với những máy này. Những nỗ lực này được cho là sẽ giúp người dân địa phương coi tình trạng này là một vấn đề gần gũi với gia đình.

 

Cửa hàng không người bán tiếp tục phát triển

Thế giới cửa hàng không người bán cũng đang mở rộng trong lĩnh vực quần áo và phụ kiện. Có một cửa hàng cho thuê ở Shibuya, Tokyo bắt đầu vận hành cửa hàng quần áo không người bán 24 giờ vào năm 2017. Đây là một trong những sáng kiến đầu tiên thuộc loại hình này trên thế giới. Nó đã trở nên phổ biến như một cách để mọi người dễ dàng thuê quần áo trên đường đi làm về. Váy dự tiệc cho đám cưới và các sự kiện khác thường đắt tiền để mua. Tuy nhiên, cửa hàng này cho phép mọi người đặt, thanh toán, ra vào cửa hàng và trả lại những chiếc váy này chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh. Với camera an ninh và hệ thống quản lý tùy chỉnh, cửa hàng hầu như không gặp vấn đề gì kể từ khi mở cửa. Hệ thống camera an ninh tiên tiến sẽ ngay lập tức cảnh báo cảnh sát nếu phát hiện hoạt động đáng ngờ.

Những người trẻ tuổi đang chú ý đến việc bán lẻ quần áo đã qua sử dụng mà không có người giám sát vì họ đồng cảm với khái niệm bền vững. Một công ty điều hành nhiều cửa hàng ở Tokyo đã thử một điều gì đó mới mẻ dựa trên việc khách hàng trẻ tuổi thích quần áo đã qua sử dụng như thế nào khi sử dụng mạng xã hội. Công ty đã tạo ra những điểm ăn ảnh bên trong các cửa hàng của mình và giới thiệu các quầy thanh toán tự phục vụ với mức độ bảo mật tiên tiến. Ngoài ra, các cửa hàng có thể mua những sản phẩm này với giá thấp và không tốn chi phí nhân công cho nhân viên trong cửa hàng nên khách hàng có thể thoải mái lựa chọn quần áo đã qua sử dụng với giá cả phải chăng 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm.

Ngành bán lẻ thực phẩm tự động cũng nhộn nhịp không kém. Có cả cửa hàng không người bán nổi tiếng chuyên bán đồ ngọt 24 giờ với các sản phẩm từ nhiều địa điểm không thể tìm thấy ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị. Chủ cửa hàng ban đầu triển khai hoạt động kinh doanh này ở Hiroshima. Ông ấy nói rằng bạn có quyền tự do lựa chọn không mua bất cứ thứ gì và điểm hấp dẫn của hình thức bán lẻ không có người giám sát là bạn có thể dễ dàng ghé thăm cửa hàng.

Một công ty khác đã mở một cửa hàng bán gyoza không người trực, tập trung vào việc không sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào. Trong ba năm qua, công ty này đã mở rộng lên tổng cộng 87 cửa hàng và khách hàng rất vui vì có thể mua thực phẩm tốt cho sức khỏe vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Có một cửa hàng không người bán ở Shinjuku, Tokyo sử dụng công nghiệ trí tuệ nhân tạo AI tiên tiến chuyên bán thực phẩm, hàng hóa thông thường, văn phòng phẩm và các sản phẩm khác thường thấy trong các cửa hàng tiện lợi thông thường của Nhật Bản, nhưng nó có một điểm khác biệt lớn: Cửa hàng này không có quầy thanh toán. Trước khi sử dụng cửa hàng, khách hàng tải ứng dụng xuống điện thoại thông minh rồi đăng ký tài khoản, đưa mã QR trên điện thoại thông minh đến máy quét ở lối vào, lấy sản phẩm họ muốn và sau đó rời khỏi cửa hàng mà không cần phải làm gì khác. Cảnh quay của camera được phân tích bằng AI để hiểu chuyển động của từng khách hàng trong không gian ba chiều. Sau khi mỗi khách hàng rời khỏi cửa hàng, biên lai sẽ tự động được tạo và gửi đến điện thoại của khách hàng. Tổng giá được tính toán chính xác ngay cả khi khách hàng lấy hàng nhưng trả lại kệ trước khi rời đi.

Các cửa hàng không người bán của Nhật Bản đang gia tăng trong những năm gần đây và họ sử dụng công nghệ không ngừng phát triển để đảm bảo sự thuận tiện và an ninh tốt hơn. Mỗi cửa hàng đều có những đặc điểm riêng khiến chúng càng được ưa chuộng hơn. Còn bạn, bạn đã trải nghiệm qua loại hình bán hàng này chưa? Chia sẻ với LocoBee về ý kiến của mình ở bình luận bên dưới nhé!

50 năm sau các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản còn tồn tại hay không?

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook