Nền kinh tế Nhật Bản đang ở một thời điểm quan trọng, quyết định việc Nhật có thoát khỏi tình trạng trì trệ giảm phát kéo dài hay không. Mở rộng đầu tư vào con người sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội. Lao động và quản lý phải tiếp tục nỗ lực nâng cao năng suất và tạo điều kiện tăng lương bền vững thông qua hợp tác.
Nhật Bản xem xét cấp visa 6 tháng cho “dân du mục kỹ thuật số”
Nhân viên bán thời gian ở Nhật Bản đang hạn chế thời gian làm việc để tránh gánh nặng đóng bảo hiểm xã hội, bởi vì nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội khi thu nhập hàng năm của họ vượt quá một mức nhất định, điều này khiến mức lương họ mang về nhà bị giảm đi.
Seikyororen, hay còn gọi là Liên đoàn công nhân hợp tác xã người tiêu dùng quốc gia gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát nhắm vào các thành viên công đoàn làm việc cả dưới và vượt mức trần thu nhập hàng năm để nói lên suy nghĩ của họ về hệ thống này.
Mức trần thu nhập là gì?
Khi cuộc đàm phán mức lương lao động mùa xuân hàng năm đang diễn ra, động lực tăng lương đang gia tăng ở cả phía quản lý và lao động, giống như vào năm 2023, một phần do giá cả liên tục tăng. Trong bối cảnh đó, vấn đề “trần thu nhập hàng năm” lại được chú ý nhiều hơn. Do tiền lương tăng, trong một số trường hợp, người lao động nhận thấy thu nhập của họ vượt quá ngưỡng được miễn bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đủ điều kiện để được miễn thuế thu nhập và thuế nhà ở cho vợ/chồng. Điều này dẫn đến trường hợp tiền lương tăng nhưng người lao động nhận được ít hơn do thuế và các nghĩa vụ khác.
Có một sốngưỡng như vậy, chẳng hạn như mức trần 1,06 triệu yên (khoảng 7.100 USD) và 1,3 triệu yên (8.700 USD), và một sốngười lao động lựa chọn làm việc ít hơn để tránh cho thu nhập vượt quá các ranh giới đó. Đây được cho là yếu tố góp phần vào tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản.
Ảnh hưởng của mức trần thu nhập đến sự lựa chọn của người lao động
Trong bảng câu hỏi, Seikyororen đã khảo sát 203 người làm việc bán thời gian vượt quá ngưỡng và đã đăng ký bảo hiểm xã hội, và 204 người lao động khác làm việc dưới ranh giới và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, so sánh lý lịch và quyết định về phong cách làm việc của họ.
Nhật Bản thiếu hụt nhân sự tiến sĩ trong các công ty
Trong kết quả được công bố tại cuộc họp báo ngày 22 tháng 2, 64,4% người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho biết họ “chưa nghĩ đến” việc tham gia bảo hiểm, trong khi 34,1% trả lời rằng họ có tham gia bảo hiểm. Khi được hỏi lý do không nghĩ đến việc đóng bảo hiểm xã hội, 78% số người được hỏi đồng ý “cách làm việc hiện tại phù hợp với họ”, trong khi 32% cho biết họ muốn làm việc với thời gian ngắn để dành thời gian còn lại cho bản thân, điều này cho thấy họ coi trọng các công việc bán thời gian hơn.
Trong khi đó, khi những người từng nghĩ đến việc tham gia bảo hiểm xã hội được hỏi tại sao vẫn không có bảo hiểm, 62% trả lời rằng đó là do thu nhập mang về nhà của họ sẽ giảm, trong khi 52% cho biết phúc lợi vợ chồng sẽ bị cắt và 21% khác cho biết người chồng đã yêu cầu họ điều chỉnh thu nhập trong phạm vi đủ điều kiện để được trợ cấp cho người phụ thuộc. Những kết quả này cho thấy những người được hỏi đang tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của việc làm việc vượt quá mức trần thu nhập hàng năm.
Khi những người đã nhận bảo hiểm xã hội được hỏi tại sao lại làm như vậy, câu trả lời là: 44,8% cho biết họ nghĩ về tương lai, 25% cho biết việc tiếp tục làm việc ít giờ đã trở nên khó khăn và 23% cho biết nói rằng nếu họ muốn mua bảo hiểm thì mua càng sớm càng tốt. Những người trả lời này rõ ràng đánh giá cao những khía cạnh tích cực của việc tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong phần viết của bảng câu hỏi, nhiều người không có bảo hiểm phàn nàn rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ làm giảm mức thu nhập thực tế của họ, tiếp theo là những câu nói rằng họ không thể làm việc nhiều giờ hơn do phải làm việc nhà, nuôi con và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Những người được hỏi này kêu gọi tăng lương đến mức thu nhập mang về nhà của họ không bị giảm hoặc giảm phí sử dụng đối với các dịch vụ chăm sóc ban ngày và chăm sóc điều dưỡng.
Trong số những người được bảo hiểm, nhiều người cho rằng người lao động có thể tham gia các chương trình bảo hiểm xã hội bất kể thu nhập, sau đó là lời kêu gọi tăng lương theo giờ lên 1.500 yên (khoảng 10 USD) trở lên.
Chủ tịch Seikyororen, Emiko Yanagi đưa ra ý kiến về kết quả này như sau: “Một số nhà điều hành doanh nghiệp không muốn tăng lương cho những người lao động không thường xuyên, lo lắng rằng những nhân viên đó có thể bắt đầu làm việc ít hơn do chạm trần thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã cho thấy rõ sự cần thiết phải tăng lương mạnh mẽ và việc cải thiện hệ thống an sinh xã hội để cho phép mọi người làm việc mà không phải lo lắng quá mức. Chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề này trong cuộc đàm phán lao động mùa xuân.”
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp LocoBee