Tại sao các trò chơi điện tử cũ lại được săn lùng ở Nhật Bản?

Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao các trò chơi điện tử cũ lại được săn lùng với giá cao không?

Sau đây là một số câu hỏi và trả lời liên quan đến sự hồi sinh gần đây của trò chơi điện tử và máy chơi game cổ điển ở Nhật Bản.

Hệ thống giải trí Nintendo (NES) được biết đến ở Nhật Bản với tên gọi Máy tính gia đình, hay gọi tắt là “Famicom”, đã trở lại phổ biến sau nhiều năm. Điều này đúng không?
Đúng vậy, chiếc máy chơi game cổ điển này và các máy chơi game cổ điển khác để sử dụng tại nhà hiện vẫn được mọi người săn lùng. Năm ngoái, hệ thống Geo và Bookoff – chuyên mua bán sản phẩm đã qua sử dụng, đã tung ra thị trường các máy chơi game có thể chơi được bằng phần mềm NES cũ, do nguồn cung máy chơi game này đang bị thiếu hụt.
Ngoài NES, có nhiều máy chơi game cũ khác không?
Từ cuối những năm 1980, các máy chơi game thế hệ mới lần lượt được phát hành trong thời đại Showa (1926-1989) và Heisei (1989-2019). Nhiều học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã mua chúng. NES và phiên bản kế nhiệm của nó, Super Nintendo Entertainment System, hay Super Famicom, cũng như máy Gameboy cầm tay đều được sản xuất bởi công ty Nintendo. Các sản phẩm của các nhà sản xuất khác như PC Engine của NEC Home Electronics, TurboGrafx-16) và Mega Drive của công ty Sega (còn gọi là Sega Genesis) cũng được khách hàng đón nhận.

Tại sao những máy chơi game cũ lại phổ biến hiện nay?
Những người ở độ tuổi 40 và 50 đang mua các máy chơi game cũ này có thể vì hoài niệm về ngày xưa. Theo chi nhánh Nagoya của Super Potato – một cửa hàng chuyên về trò chơi cổ điển, xu hướng này trở nên phát triển hơn sau khi mọi người bắt đầu ở nhà trong đại dịch coronavirus. Giới trẻ rõ ràng bị thu hút bởi những hình ảnh pixel và âm thanh điện tử cũ của các trò chơi cổ điển. Ngoài ra, các du khách nước ngoài đến Nhật Bản cho biết họ mua hàng loạt phần mềm có các nhân vật yêu thích của họ, chẳng hạn như các nhân vật trong trò chơi “Pokemon”.
Một số đĩa phần mềm rất đắt tiền phải không?
Bạn có thể mua phần mềm đã qua sử dụng với giá chỉ vài trăm yên (vài đô la) nếu không có hộp, nhưng nếu nó ở tình trạng tốt và đi kèm với sách hướng dẫn sử dụng cũng như các phụ kiện khác thì giá sẽ tăng lên. Một số phần mềm đã qua sử dụng được bán với giá hơn 300.000 yên (khoảng 2.000 USD). Một số người mua nó vì mục đích đầu tư và thị trường phần mềm đã qua sử dụng có thể sẽ tiếp tục nóng lên.

Địa điểm chơi game thâu đêm “Bagus Shinjuku”

 

Nguồn: mainichi.jp

Biên tập: LocoBee

Facebook