Nhật hiện là nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, dựa vào kết quả tổng kết cuối năm 2023, rất có thể quốc gia này sẽ không còn giữ vững được vị thế như hiện tại được nữa.
GDP của Đức vượt qua Nhật Bản
Theo dữ liệu kinh tế mới công bố của Đức, nước này gần như chắc chắn sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2023. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản, tính bằng đồng đô la Mỹ, bị hạn chế do đồng yên mất giá so với đồng đô la, trong khi GDP của Đức được thúc đẩy bởi lạm phát.
Ngày 15 tháng 1 vừa qua, Đức công bố GDP danh nghĩa của nước này cho năm 2023 đã tăng 6,3% so với năm 2022 lên khoảng 4,12 nghìn tỷ euro. Con số này tương đương khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình của Ngân hàng Nhật Bản vào năm 2023.
Số liệu thống kê GDP của Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 sẽ được Văn phòng Nội các công bố vào tháng 2 năm 2024. Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ ước tính GDP danh nghĩa của Nhật Bản vào năm 2023 là 591 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 4,2 nghìn tỷ USD. Con số này thể hiện mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước của đồng yên nhưng lại giảm 1,2% so với đồng đô la do đồng yên suy yếu.
GDP danh nghĩa hàng năm của Nhật Bản sẽ sánh ngang với Đức nếu con số trong quý cuối cùng của năm 2023 là khoảng 190 nghìn tỷ yên. Nhưng có vẻ khó xảy ra khi con số trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2022 là khoảng 147 nghìn tỷ yên.
GDP danh nghĩa là tổng giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi mỗi quốc gia. Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng để so sánh quy mô nền kinh tế của một quốc gia.
Tokyo lọt top 3 trong bảng xếp hạng các thành phố thế giới năm 2023
Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về GDP danh nghĩa, tiếp theo là Trung Quốc.
Sự chuyển đổi thứ hạng giữa Nhật Bản và Đức vào năm 2023 đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo vào tháng 10.
Trong khi đồng yên yếu và lạm phát ở Đức góp phần vào sự đảo chiều được dự đoán trước, các nhà kinh tế đã chỉ ra những điểm yếu của nền kinh tế Nhật Bản.
Đức đã vượt qua Nhật Bản về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, thu hẹp khoảng cách về quy mô nền kinh tế giữa 2 nước. Theo dữ liệu của IMF, nền kinh tế Đức tăng trưởng trung bình 1,2% theo giá trị thực hàng năm từ năm 2000 đến năm 2022, so với mức 0,7% của Nhật Bản.
Ông Kobayashi Shinichiro tại Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ cho biết xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tổng thể của Nhật Bản đã bị đình trệ một phần do tâm lý ngại rủi ro đã ăn sâu vào các công ty trong 3 thập kỷ qua. Khi bong bóng kinh tế lạm phát tài sản vào cuối những năm 1980 vỡ tung, các công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động bằng cách cắt giảm biên chế và bán bớt tài sản nhàn rỗi.
Sau khi đồng yên mạnh lên sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vào năm 2008, các nhà sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng đã đẩy mạnh việc chuyển sản xuất sang nước ngoài để tự bảo vệ mình khỏi biến động tỷ giá hối đoái.
Ông Kobayashi cho biết các nhà xuất khẩu đã không thu được lợi nhuận từ việc đồng yên mất giá mạnh kể từ năm 2022 vì họ không đầu tư vào cơ sở sản xuất trong nước. Ông nói: “Xuất khẩu thậm chí còn tăng trưởng nhiều hơn trong quá khứ nếu đồng yên suy yếu xuống còn 140 yên đổi 1 đô la”. Các công ty hiện đang phải trả giá cho việc không đầu tư vào sân nhà.”
Các nhà sản xuất chip và các nhà sản xuất khác đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Nhật Bản trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, ông Kumano Hideo tại công ty Dai-ichi Life Research Institute cho biết cả công ty trong và ngoài nước sẽ không chọn Nhật Bản làm cơ sở sản xuất trừ khi nhận được trợ cấp.
Dân số Nhật Bản đang già đi và thu hẹp nhanh chóng
Ông Kumano cho biết: “Các công ty sẽ không đầu tư vào một quốc gia nếu nhu cầu trong nước yếu. Sẽ không thể ngăn cản các công ty Nhật Bản tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở nước ngoài”.
IMF dự đoán Ấn Độ, quốc gia đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, sẽ vượt qua Nhật Bản về GDP danh nghĩa vào năm 2026, đưa Nhật Bản xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Mặc dù dân số Nhật Bản chưa bằng 1/10 so với Ấn Độ và Trung Quốc, GDP bình quân đầu người danh nghĩa của Nhật Bản cũng giảm xuống vị trí thứ 21 trong số các nước thành viên OECD vào năm 2022, phản ánh sự suy giảm sức mạnh kinh tế của đất nước.
Sự mất giá của đồng yên cũng phản ánh sức mạnh kinh tế yếu kém của Nhật Bản, mặc dù nguyên nhân là do nhiều yếu tố. Ông Kumano nói: “Đồng yên yếu không thể được coi là tạm thời nếu xét đến sức mạnh quốc gia của Nhật Bản”.
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp LocoBee
bình luận