Cẩm nang ở Nhật: Phải làm gì khi con bị sốt?

Khi một đứa trẻ bị sốt ngay sau khi gia đình vừa chuyển đến Nhật Bản, nhiều phụ huynh đã rất bối rối và không biết phải làm gì hoặc phải gọi cho ai. Vì vậy, không có gì tốt hơn là chúng ta tự tìm hiểu kỹ càng trước khi tình huống này có thể xảy ra, để nếu không may nó xảy đến, bạn đã có sự chuẩn bị về kiến thức.

[toc]

 

Sốt

Theo nguyên tắc chung, nhiệt độ trên 37,5 độ C được coi là sốt. Nếu nhiệt độ ở mức thấp hơn thì có lẽ cần được theo dõi, nhưng thường không cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Nhiệt độ cơ thể của hầu hết mọi người thay đổi đôi chút ngay cả trong ngày, thường thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi tối. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể dao động khi trẻ chạy nhảy, vui chơi và tập thể dục.

dịch cúm ở Nhật mùa đông

Sốt xảy ra khi “bộ điều nhiệt” bên trong cơ thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Bộ điều nhiệt này được tìm thấy ở phần não gọi là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi biết nhiệt độ cơ thể bạn nên ở mức nào (thường dưới 37°C) và sẽ gửi thông điệp đến cơ thể bạn để giữ nhiệt độ đó.

Tuy nhiên, đôi khi, vùng dưới đồi sẽ “cài đặt lại” cơ thể ở nhiệt độ cao hơn để phản ứng với nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác. Tại sao vậy? Các nhà nghiên cứu tin rằng tăng nhiệt độ là cách cơ thể chống lại vi trùng gây nên các bệnh lây nhiễm, do đó khiến cơ thể trở thành một nơi kém thoải mái hơn đối với chúng.

 

Một số việc cần làm khi con bị sốt

1. Kiểm tra nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế.

Nếu nhiệt độ trên 38°C, bạn nên tìm tư vấn y tế. Hãy gọi cho bác sĩ gia đình của bạn trước, nhưng nếu lúc đó đã hết giờ làm việc của phòng khám, hãy gọi đến đường dây cấp cứu của bệnh viện. Hầu hết các bệnh viện ở Nhật Bản đều có người nói tiếng Anh cơ bản, nhưng bạn có thể cần nói chậm và rõ ràng để hiểu được. Để giải quyết mọi việc nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể, hãy bình tĩnh và giữ một cái đầu tỉnh táo.

 

2. Kiểm tra cơ thể xem có phát ban hoặc đốm bất thường nào không.

Nếu bạn phát hiện con mình bị phát ban không nổi trên da (phát ban không mờ đi khi ép chặt kính vào da) thì đây là dấu hiệu cho thấy con bạn đang mắc bệnh nặng hơn và đã đến lúc phải gọi xe cứu thương (quay số 119).

 

3. Cách làm mát cơ thể trẻ

Chúng tôi khuyên bạn nên làm mát cơ thể của con bạn (đầu, cổ, nách, bẹn, v.v.). Nếu bạn chọn sử dụng túi nước đá, bạn nên che nó bằng khăn hoặc gạc và đảm bảo nó không chạm trực tiếp vào da.

 

4. Đảm bảo con bạn được uống đủ nước

Có lẽ con bạn đổ mồ hôi nhiều và không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Hãy chắc chắn rằng con bạn uống nước đầy đủ. Nếu trẻ không uống, hãy kiểm tra xem cổ họng của con có bị đỏ và sưng tấy không.

nước khoáng

 

5. Tạo điều kiện giúp con cảm thấy thoải mái

Trẻ chỉ cần mặc quần lót hoặc tã lót sẽ giúp nhiệt thoát ra khỏi cơ thể. Đảm bảo phòng của trẻ được thông gió và mát mẻ nhưng không có gió lùa. Hãy chắc chắn rằng trẻ được nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

 

Khi nào cần gọi bác sĩ

Hãy nhìn con bạn và sử dụng cảm giác thông thường. Trông bé có vẻ kiệt sức hay ốm yếu không? Con có cư xử khác không? Nếu câu trả lời là có, hãy gọi bác sĩ.

dịch vụ Visit Japan Web

Bạn cũng nên gọi bác sĩ nếu:

  • Con dưới 3 tháng tuổi
  • Con khóc nhiều mà bạn không thể dỗ dành và con không dễ thức dậy
  • Con sốt ở nhiệt độ trên 38°C (101,3°F) trong hơn 3 ngày
  • Con vừa trải qua một cuộc phẫu thuật
  • Tình trạng của con không khá hơn.

Nếu con bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với sốt, hãy gọi cho bác sĩ.

  • Cổ cứng
  • Bị ảnh hưởng bởi ánh sáng chói
  • Ảo giác
  • Phát ban đỏ hoặc các chấm hoặc mảng màu xanh hoặc tím
  • Khó thở
  • Chuột rút hoặc đau chân
  • Liên tục nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Viêm amiđan
  • Đau đớn khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường

Làm việc với bệnh viện ở Nhật Bản

Khi nghi ngờ con có dấu hiệu nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và bảo hiểm y tế quốc gia Nhật Bản giúp chi phí cho chuyến đi đến phòng cấp cứu rất phải chăng. Nếu bạn không giỏi tiếng Nhật bạn có thể sử dụng tiếng Anh căn bản nếu được. Hầu hết thường có sẵn một cuốn từ điển Nhật-Anh. Một số bệnh viện ở trung tâm Tokyo, như Sanno, Jikei và Trung tâm Y tế Chữ thập đỏ Nhật Bản có nhân viên nói tiếng Anh sẵn sàng trợ giúp khi cần.

Bạn nên gọi cho bệnh viện trước khi đến vì các y bác sĩ có thể đang phải đối mặt với một trường hợp khẩn cấp khác khẩn cấp hơn khiến họ không thể đến khám cho con bạn trong vài giờ nữa. Trong trường hợp đó, có người thường sẽ giới thiệu bạn đến một bệnh viện khác gần đó có nhiều khả năng còn trống hơn.

chăm sóc sức koẻ

Trên hành trình nuôi dạy con, việc con bị ốm sốt thường là khó tránh khỏi, vì vậy, các bậc cha mẹ nên trang bị những kiến thức y tế nhất định để có thể cùng con vượt qua nhẹ nhàng nhất có thể. Hi vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.

thành viên LocoBee

Học tiếng Nhật miễn phí (thi thử JLPT, Minna no Nihongo…)

ĐỪNG BỎ QUA – HOÀN TOÀN FREE! NHANH TAY ĐĂNG KÝ THÔI NÀO! 

(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Làm mẹ ở Nhật: Cuộc sống, công việc và chăm sóc con cái

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る