Vấn nạn lừa đảo đặt hàng trực tuyến tại Nhật Bản

Ngày càng nhiều người tiêu dùng trở thành nạn nhân của các giao dịch mua hàng trực tuyến. Thủ phạm cố ý gửi hàng mà không có sự đồng ý của người nhận hoặc lừa họ đăng ký mua hàng. Các trường hợp lừa đảo xảy ra do sự phổ biến của các trang web lừa đảo, hay còn được gọi là “mô hình tối”.

 

Thủ phạm dùng mánh khóe như thế nào?

Các mánh khóe được sử dụng để dụ dỗ người tiêu dùng chi tiền như đăng bán với giá rất rẻ hoặc việc tạo ra cảm giác cấp bách giả bằng cách đăng tin sai lệch rằng chỉ còn một số lượng hạn chế của mặt hàng được săn lùng trong kho. Trong các trường hợp khác, một số trang web bắt người dùng chọn trước tùy chọn đăng ký khi đăng nhập, dẫn đến các cam kết tài chính ngoài ý muốn.

thương mại điện tử

Những người lớn tuổi, những người thường ít quen thuộc với công nghệ kỹ thuật số, có xu hướng trở thành mục tiêu cụ thể của các nhà bán lẻ trực tuyến vô đạo đức. Những nhà bán lẻ này lôi kéo họ mua hàng và thực hiện các cam kết mà lẽ ra họ có thể tránh né, làm mờ ranh giới giữa hoạt động tiếp thị thông minh và sự lừa dối trắng trợn.

Một phụ nữ khoảng 70 tuổi đã phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ trung tâm quan hệ người tiêu dùng ở vùng Kansai vào tháng 7. Bà cho biết bà đã mua sữa rửa mặt ‘thử nghiệm” trên mạng nhưng sau đó lại nhận được sản phẩm tương tự lần thứ 2 mặc dù bà không hề đặt hàng.

Khi bà cố gắng liên hệ với nhà điều hành công ty đó, các cuộc gọi không có hồi đáp và chỉ nhận được một tin nhắn tự động hướng dẫn hủy trực tuyến. Tuy nhiên, điều này lại khiến bà lại hoang mang vì không biết cách để làm theo hướng dẫn.

 

Các con số đáng báo động

Theo ấn bản năm 2023 của Sách trắng dành cho người tiêu dùng do chính phủ ban hành, đã có kỷ lục 75.478 cuộc tư vấn về vấn đề người tiêu dùng liên quan đến việc mua hàng và đăng ký vào năm 2022. Điều đáng chú ý là sự gia tăng đáng kể các trường hợp liên quan đến các vấn đề mua hàng trực tuyến, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Một phân tích của Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng cho rằng những người cao tuổi ít có khả năng nhận diện và phân biệt thông tin từ nhiều trang web cũng như thường không kiểm tra kỹ khi đăng ký mua hàng.

online

Một nhà phân tích của cơ quan này chỉ ra rằng: “So với thế hệ trẻ, người cao tuổi ít hiểu biết về kỹ thuật số hơn, điều này có thể dẫn đến rắc rối”.

Thuật ngữ “mô hình tối” được đặt ra vào năm 2010 bởi Harry Brignull, một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng ở Anh. Trên các trang web lừa đảo có các thủ thuật được sử dụng và ứng dụng khiến bạn làm những việc mà bạn không cố ý, chẳng hạn như mua hoặc đăng ký một thứ gì đó. Hiện tượng này cũng đã được nhìn thấy trên nhiều trang và ứng dụng mua sắm trực tuyến của Nhật Bản trong những năm gần đây.

Phòng thí nghiệm của Katie Seaborn, phó giáo sư tại Viện Công nghệ Tokyo, đã phân tích 200 ứng dụng di động phổ biến để mua sắm, chơi game và các hoạt động khác ở Nhật Bản. Nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng hơn 90% trong số ứng dụng có sử dụng các “mô hình tối”, chúng sử dụng cái mà người ta gọi là “ngõ cụt ngôn ngữ”, trong đó ngôn ngữ được sử dụng “khiến người dùng rất khó hiểu mức độ quan trọng” trên trang web.

lừa đảo

Mẹo để mua sắm trực tuyến tiện lợi và an toàn ở Nhật

Các ví dụ được nêu bật trong nghiên cứu bao gồm không thể đăng xuất hoặc xóa tài khoản trong ứng dụng, không thể hủy đăng ký nhận bản tin thông qua ứng dụng, hiển thị cookie liên tục mà không có tùy chọn tắt chúng và các ưu đãi đếm ngược đặc biệt.

Một nhóm chuyên gia Nhật Bản vào tháng 7 đã chỉ ra rằng các vấn đề do “mô hình tối” gây ra đã trở nên phổ biến trong các giao dịch kỹ thuật số trong những năm gần đây.

 

Giải pháp như thế nào?

Tại Nhật Bản, Luật giao dịch thương mại cụ thể sửa đổi, được ban hành vào tháng 6 năm 2021, cấm ghi nhãn gây hiểu lầm có thể đánh lừa người tiêu dùng tin rằng giao dịch mua hàng không dựa trên đăng ký và bắt buộc tiết lộ chi tiết giao dịch cụ thể tại thời điểm mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, luật pháp liên quan vẫn chưa được ban hành.

Vấn nạn lừa đảo mua sắm qua các trang web giả mạo

Ngược lại, Liên minh Châu Âu, theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số năm 2002, đã cấm các thiết kế web đánh lừa người tiêu dùng và tiểu bang California của Hoa Kỳ cũng đưa ra các quy định tương tự.
Hasegawa Atsushi, giáo sư tại Đại học Nghệ thuật Musashino và là người đứng đầu công ty Concent Inc có trụ sở tại Tokyo, một công ty thiết kế web chuyên nghiên cứu các “mô hình đen”. Ông giải thích rằng các trang web này hoạt động bằng cách “khai thác các phán đoán cảm tính và trực quan của mọi người”.

Ông Hasegawa cho rằng mặc dù luật pháp và các quy định là cần thiết nhưng hiệu quả của chúng vẫn có giới hạn. Ông nhấn mạnh: “Trước hết, chúng tôi muốn người tiêu dùng nhận thức được những “mô hình đen” này. Bằng cách hít thở thật sâu và suy nghĩ trước khi mua hàng. Họ có thể tự bảo vệ mình”.

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る