Phong tục dọn dẹp cuối năm có còn phổ biến ở Nhật Bản?

Tháng 12 đã đến rồi. Nhắc đến tháng 12 và thời điểm cuối năm thì ở Nhật là báo hiệu sắp đến đợt dọn dẹp lớn nhất năm, được gọi là 大掃除 (osoji) hay còn gọi là “dọn dẹp cuối năm”. Trước đây, đây là sự kiện lớn của gia đình để đánh dấu dịp cuối năm nhưng ngày nay nó chỉ còn được khoảng một nửa người dân tổ chức.

Theo “Khảo sát hiện trạng vệ sinh” hàng năm của Duskin, tỷ lệ thực hiện tổng vệ sinh vào cuối năm 2022 là 51,8% (bằng năm 2021), mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2005. Điều đáng nói là trong 19 cuộc điều tra vừa qua, tỷ lệ thực hiện cao nhất là 71,7% vào cuối năm 2008, cao hơn thời điểm này khoảng 20%. Nó từng là sự kiện lớn vào dịp cuối năm nhưng hiện tại gần một nửa người Nhật không tham gia nữa. Cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 1 năm 2023 với đối tượng là nam và nữ trên 20 tuổi, hỏi họ về những hoạt động làm sạch cuối năm của họ trong năm trước (cuối năm 2022). Số lượng người tham gia là 4160 người.

Phân theo loại hộ:

Về ngày thực hiện tổng vệ sinh:

Về số ngày thực hiện vệ sinh, 1 ngày là câu trả lời phổ biến nhất với 28,4%.

Theo giới tính:

Lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ dành hơn 2 ngày để dọn dẹp là:

Nơi khó loại bỏ bụi bẩn nhất là:

Số người thuê các chuyên gia dọn dẹp nhà, bao gồm cả khu vực khó sạch xung quanh máy hút mùi ngày càng tăng, từ 2,4% vào cuối năm 2012 lên 8,6% vào cuối năm 2022. Đối với các hộ vợ chồng, 90,9% ông chồng hài lòng với việc vợ góp công dọn dẹp, trong khi đó chỉ có 68,8% vợ hài lòng với chồng, chênh lệch hơn 20%. Một số người vợ phàn nàn: “Mặc dù anh ấy thích dọn dẹp nhưng lại không làm gì cả”, “Anh ấy sử dụng điện thoại hoặc xem TV trong khi tôi dọn dẹp” và “Anh ấy nghĩ việc tôi dọn dẹp là bình thường, là việc đương nhiên tôi phải làm”. Đối với những người còn nhớ đến phong tục này, có lẽ nên thực hiện nó một cách nghiêm túc vào cuối năm, đặc biệt là những ông chồng!

Dọn dẹp, sắp xếp cầu may mắn, hạnh phúc vào năm mới

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook