Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ đã trích xuất một số kết quả khám sức khỏe tại các trường mẫu giáo quốc gia, công lập và tư thục, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để điều tra tình trạng phát triển của học sinh. Thời gian khảo sát từ năm 2019 đến 6/2022 nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên đã kéo dài đến cuối năm 2022.
Năm 2022, tỷ lệ trẻ em có xu hướng béo phì ở nam là:
- 15,1% đối với học sinh lớp 5 tiểu học
- 11,3% đối với học sinh lớp 9 trung học cơ sở, đây là con số cao nhất kể từ năm 2006
Đối với nữ sinh, tỷ lệ này cao nhất kể từ năm 2006 đối với tất cả các lớp tiểu học ngoại trừ lớp 2 tiểu học, trong đó 10,5% đối với học sinh lớp 6 tiểu học.
Mặt khác, tỷ lệ thị lực không nhìn bằng mắt dưới 1,0 là:
- 37,9% đối với học sinh tiểu học
- 61,2% đối với học sinh trung học cơ sở
- 71,6% đối với học sinh trung học phổ thông
Tất cả đều tăng hơn 10 điểm so với cùng kỳ năm 2021 và là mức cao nhất trong 20 năm qua kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 1979.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cho biết do các khoảng thời gian khảo sát khác nhau nên không thể chỉ so sánh các số liệu với các con số trong quá khứ và cho rằng nguyên nhân là do lối sống thay đổi từ COVID-19 đã làm giảm thời lượng tập thể dục của học sinh. Việc sử dụng thiết bị như điện thoại di động cũng đang phát triển mạnh mẽ và Bộ hi vọng rằng rằng mọi học sinh nên sử dụng chúng ở khoảng cách ít nhất 30cm tính từ thiết bị.
6 lý do giải thích vì sao ở Nhật thường ít người béo?
Nguồn: www.kyobun.co.jp
Biên tập: LocoBee