Đại sứ Gruzia tại Nhật Bản đã gây ra một làn sóng tranh luận sau khi đăng trên Twitter một đoạn video ngắn quay cảnh anh ngồi trên toa tàu điện ngầm ở ghế ưu tiên dành cho hành khách là người già, người mang thai hoặc người khuyết tật.
Nguyên tắc trong văn hóa chụp ảnh của Nhật Bản cần biết
App tra tàu của Nhật nào được sử dụng nhiều nhất?
Câu chuyện của nhân vật
Anh Teimuraz Lezhava, 35 tuổi, sử dụng ghế ưu tiên khi không có ai cần giúp đỡ xung quanh. Thực tế là anh ấy có sức khỏe tốt và không thuộc diện ưu tiên. Hành vi này bị rất nhiều người phản đối. Họ cho rằng các ghế ưu tiên nên luôn được bỏ trống, với lý do thực tế là một số người khuyết tật không phải lúc nào cũng nhìn được bằng mắt thường, cùng với việc họ cảm thấy khó xử khi yêu cầu người khác nhường ghế cho mình.
Lezhava không xa lạ gì với phong tục tập quán của Nhật Bản. Anh đã sống ở đất nước này nhiều năm, đã tốt nghiệp một trường đại học ở đây. Lezhava cũng từng làm việc cho một công ty ở Nhật Bản trước khi được bổ nhiệm làm đại diện lâm thời của Đại sứ quán Georgia vào năm 2019. Anh đã giữ chức vụ đại sứ từ năm 2021.
Lezhava cùng gia đình đi du lịch vào ngày 18/6. Dù là ngày chủ nhật nhưng tàu không quá đông và các ghế ưu tiên không có người ngồi. Vì vậy, Lezhava và gia đình của anh ấy đã ngồi xuống những chiếc ghế ưu tiên này. Anh thường xuyên đăng thông tin lên SNS kể về cuộc sống hàng ngày của mình cho 240.000 người theo dõi.
Phản ứng không mong muốn
Sau khi đăng video lên, Lezhava đã rất ngạc nhiên trước phản hồi từ một sổ người dùng Twitter cho rằng hành vi của anh ta là thiếu văn hoá. Khi được The Asahi Shimbun liên hệ, Lezhava đã giữ vững lập trường của mình. Anh nói: “Không có lý do gì để đứng khi có ghế trống.”
Các ghế ưu tiên trên tàu cũng có ở quê hương của anh, do đó anh cho biết: “Nhiều người Gruzia cũng sẽ nghĩ như vậy.”
Đáp lại những người cho rằng những ghế ưu tiên nên được bỏ trống, Lezhava nói: “Đó có thể là vì ngay từ đầu mọi người chọn không chọn ngồi ghế ưu tiên để khỏi phải mất công nhường ghế”.
Vô tình, Lezhava đã chỉ ra tình trạng mất kết nối trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Anh nói: “Khi mọi người ngày càng ít kết giao với nhau hơn, họ ngại giao tiếp phát sinh khi họ nhường ghế cho nhau và cảm thấy điều đó thật rắc rối.”
Đồng thời, anh ấy cũng có lời khen ngợi về ý thức đoàn kết trong xã hội Nhật Bản coi trọng sự hòa hợp của nhóm hơn là cá nhân. Nhưng anh tin rằng cũng có mặt trái, bởi vì nó buộc mọi người không đưa ra những quyết định có thể mâu thuẫn với đa số. Lezhava lưu ý rằng người Nhật không thích bị đặt vào tình huống khiến họ trở nên nổi bật. Anh tiếp tục: “Thật không tốt khi áp đặt áp lực quá mức từ đám đông. Tôi muốn đủ mạnh mẽ để chống lại áp lực xã hội như vậy”
Áp lực đám đông
Kobayashi Masaya, Giáo sư triết học công cộng tại Trường Đại học Chiba, rất có hứng thú với cuộc tranh luận này.
Ông Kobayashi nói: “Điều quan trọng đối với toàn xã hội là mọi người biết suy nghĩ và cải thiện đạo đức của họ. Tôi hoàn toàn chấp nhận rằng một số người chọn không ngồi xuống ngay từ đầu, vì vậy họ sẽ không cần nhường chỗ cho người khác.” Giáo sư Kobayashi phàn nàn về lối tư duy đi kèm với sự thiếu suy nghĩ linh hoạt và áp đặt ý kiến của người khác, thể hiện qua quan điểm phổ biến rằng các ghế ưu tiên nên được dành cho những người có nhu cầu.
Ông Kobayashi nói thêm: “Những ý kiến như có thể ngồi khi ghế ưu tiên không có người là “biểu hiện của sự linh hoạt và tự tin từ bỏ ghế của mình khi cần thiết”.
Ông lập luận rằng trong một tình huống lý tưởng, mọi người sẽ sẵn sàng nhường ghế của mình cho những người khác có nhu cầu – bất kể có chỗ ngồi ưu tiên hay không. Ông nói: “Xét trong hoàn cảnh đạo đức công cộng đã xuống cấp rõ rệt trên thế giới ngày nay, sự hiện diện của những chiếc ghế ưu tiên khá có ý nghĩa.”
80% bỏ ghế
Một cuộc khảo sát trực tuyến trên toàn quốc của Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản vào tháng 11 năm ngoái, hỏi những người từ 20 tuổi trở lên về sự cân nhắc mà họ dành cho người khác khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trong số 985 phản hồi hợp lệ, gần 60% cho biết họ không ngồi ở ghế ưu tiên khi sử dụng phương tiện công cộng. 42,3% cho biết họ hiếm khi làm như vậy và 17% nói họ không bao giờ ngồi vào ghế ưu tiên.
Tuy nhiên, 7,4% cho biết họ ngồi “thường xuyên” ở ghế ưu tiên, trong khi 33,3% nói “thỉnh thoảng”. Khi những người được hỏi, ngoại trừ những người cho biết họ không bao giờ ngồi ở ghế ưu tiên, được hỏi thêm rằng liệu họ có nhường ghế cho người già, hành khách khuyết tật và những người khác có nhu cầu hay không. Khoảng 80% trả lời là “có”, với 57,7% trả lời “thường xuyên” và 23,9% trả lời “đôi khi.”
Những người được hỏi cũng được yêu cầu đưa ra nhiều câu trả lời về lý do họ không nhường ghế. Những người nói rằng họ không chắc liệu hành khách có cần ghế ưu tiên hay không chiếm tỷ lệ lớn nhất, 42,7%. Ngoài ra, 30,8% cho biết họ cảm thấy không khỏe hoặc bản thân bị thương, và 18,8% cho biết họ cần chỗ ngồi ưu tiên vì thể chất yếu.
Điều này khiến một quan chức của Bộ nhận xét rằng rất khó để đánh giá liệu một hành khách có cần chỗ ngồi ưu tiên hay không chỉ qua vẻ bề ngoài của họ. Quan chức này cho biết: “Chúng tôi muốn cung cấp một môi trường mà những người có nhu cầu có thể dễ dàng sử dụng chỗ ngồi ưu tiên.”
Theo Sawada Daisuke – phó giám đốc bộ phận quảng bá tại Tổ chức thúc đẩy di chuyển cá nhân và sinh thái, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ, Anh và Ireland nằm trong số các quốc gia có chỗ ngồi ưu tiên trên các chuyến tàu của họ. Ở Brazil, những người béo phì cũng được ưu tiên.
Văn hoá cơ bản cần tuân thủ khi đi tàu ở Nhật
Nguồn: Asahi
Biên tập: LocoBee