Ngày 7/6, tại hội nghị Quốc gia của Hiệp hội Trí tuệ Nhân tạo Nhật Bản, kết quả một cuộc khảo sát về quấy rối trên Internet đã được công bố, một nửa số người nổi tiếng cho biết họ đã trực tiếp trở thành nạn nhân của “bạo lực mạng”. Các hành vi bạo lực này bao gồm nhiều hành vi khác nhau, trong đó có việc “phủ nhận tài năng” và “miệt thị ngoại hình”.
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu gồm công ty CyberAgent (Shibuya-ku, Tokyo) và ông Ogiue Chiki. Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021, một cuộc khảo sát trực tuyến đã được thực hiện và đã nhận được phản hồi từ 84 nghệ sĩ nổi tiếng và 129 “người có tầm ảnh hưởng”.
Theo kết quả của cuộc khảo sát
- 52% người nổi tiếng đã bị “quấy rối trực tiếp” như “phủ nhận tài năng”, “chê bai tính cách” hay “miệt thị ngoại hình” hoặc bị dùng những lời lẽ tục tĩu khi bình luận trên mạng xã hội
- 31% những người có ảnh hưởng đã trải qua những điều tồi tệ này
Ngoài ra, 54% người nổi tiếng và 32% người có ảnh hưởng đã từng bị “quấy rối gián tiếp”, chẳng hạn như tiết lộ thông tin cá nhân như địa chỉ nhà lên mạng xã hội hoặc đăng những bức ảnh cá nhân mà không được phép. Nhiều người nổi tiếng đã bị ảnh hưởng tinh thần, họ nói: “Tôi không muốn lên mạng trong một thời gian”, “Thật đau đớn. Tôi không thể vượt qua được” và “Tôi muốn xóa tài khoản SNS.”
Năm 2020, đô vật chuyên nghiệp Kimura Hana (lúc đó 22 tuổi) đã tự tử sau khi xuất hiện trong một chương trình truyền hình thực tế và bị vu khống trên mạng xã hội. Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng nên thực hiện các biện pháp như hiển thị thông báo nhắc nhở khi người dùng đăng bài hoặc bình luận xúc phạm người khác trên mạng xã hội.
Nhật tăng cường cơ chế bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
Nguồn: Mainichi
Biên tập: LocoBee