Khi mua hàng trên các trang mua sắm trực tuyến, có phải bạn rất hay tham khảo phần đánh giá từ những người đã mua hàng hay không? Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng những câu đánh giá đáng ngờ có thể được viết bởi AI tạo sinh đang lần lượt xuất hiện trong trên các trang mua sắm trực tuyến.
Nội dung bài viết
Đánh giá từ người dùng hay từ AI?
“Sakura Checker” là trang chuyên đánh giá các bài đánh giá trên các trang mua sắm trực tuyến lớn và kiểm tra các bài đánh giá gian lận. Vào tháng 4 năm nay, họ đã tìm thấy một loạt các bài đánh giá đáng ngờ được viết theo một cách không quen thuộc. Khi phân tích các đặc điểm của tiếng Nhật không tự nhiên và việc sử dụng lặp đi lặp lại các câu giống nhau, đồng thời điều tra độc lập về khả năng có những người tự lập tài khoản ảo viết đánh giá bất hợp pháp theo yêu cầu của các công ty.
Các bài đánh giá mới được tìm thấy viết bằng tiếng Nhật có vẻ tự nhiên nhưng có một kiểu phổ biến đáng ngờ chưa từng thấy trước đây. Một trong số đó là việc sử dụng đi sử dụng lại từ “sản phẩm này”. Ví dụ: trong một bài đánh giá về máy làm mát di động được viết vào tháng 6 năm nay, từ “sản phẩm này” và “máy làm mát cổ này” đã được sử dụng 7 lần. Một đặc điểm khác thu hút sự chú ý là các đoạn được chia theo các từ liên kết như “một lần nữa” và “hơn nữa”, các chức năng cũng như cách sử dụng của sản phẩm được tóm tắt một cách toàn diện. Thông thường người dùng sẽ đánh giá thường tập trung vào một điểm mà người đó đề xuất và viết về những gì họ thích hoặc không thích. Ngược lại, nếu đó là đánh giá dạng tóm tắt thì có khả năng nó được viết bởi AI.
Thử nghiệm với ChatGPT
Khi thử nhập “Viết bài đánh giá máy làm mát di động” bằng ChatGPT, AI sẽ cho ra những câu như “Đó là vị cứu tinh của mùa hè!”. Mặc dù chưa có tên sản phẩm cụ thể nhưng chức năng và cách sử dụng đã được AI viết rất cẩn thận. Nhìn vào những câu “Chiếc máy làm mát cổ này rất thoải mái”, “Sản phẩm này đáng để cân nhắc”, “Cái này…” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, chúng được sắp xếp thành các đoạn văn dễ đọc với các từ nối như “cũng” và “thêm nữa”, và có những đặc điểm giống như các đánh giá đáng ngờ.
Một bài đánh giá đáng ngờ khác được viết trên trang về tấm che mưa cho xe máy có các điểm khuyến nghị cụ thể như “○○ chất liệu denier” và “độ chống thấm nước có thể chịu được ○○ pascal”. Những con số này ban đầu được viết trong phần mô tả trên trang sản phẩm. Khi yêu cầu ChatGPT viết đánh giá bằng cách nhập mô tả của sản phẩm này như hiện tại, nó sẽ xuất ra một câu trông giống hệt như đánh giá đã được đăng và sử dụng các từ gần như giống nhau theo thứ tự.
Dùng AI đánh giá chất lượng cá ngừ
Sử dụng đánh giá của AI có được chấp nhận không?
Nhìn vào các quy tắc đánh giá của trang mua sắm trực tuyến lớn như Amazon thì không có mô tả nào về đánh giá tạo ra bởi AI vào thời điểm này. Ngoài ra, việc sử dụng AI tạo sinh để đánh giá không bị cấm, miễn là nó dựa trên trải nghiệm của chính người dùng với sản phẩm và đáp ứng các nguyên tắc chung. Các bài đánh giá gian lận vi phạm các nguyên tắc như mạo danh người khác và đạo văn bài viết của người khác mới bị xử lí nghiêm khắc.
Chuyên gia Nhật cảnh báo tin tặc tạo phần mềm độc hại qua ChatGPT
Đánh giá của AI có thể được phát hiện không?
Tất cả các chuyên gia quen thuộc với AI đều trả lời rằng rất khó để phân biệt các câu tiếng Nhật ngắn như đánh giá với độ chính xác đáng tin cậy bằng công nghệ hiện tại. Các nhà nghiên cứu và công ty trên khắp thế giới hiện đang phát triển các thuật toán và công cụ để xác định những đoạn văn tạo ra bằng AI bằng tiếng Anh, nhưng tình hình hiện tại là không có công nghệ nào được thiết lập để xác định các bài đánh giá ngắn của Nhật Bản với độ chính xác cao. Giáo sư Isao Echizen của Viện Tin học Quốc gia – người chuyên về bảo mật thông tin – chỉ ra một số điều về tác động đối với xã hội của việc AI tạo ra thông tin không thể phân biệt được. Ngoài văn bản, thế hệ AI hình ảnh, video và giọng nói sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Ngay cả hiện tại, mắt người cũng khó xác định được hình ảnh khuôn mặt là khuôn mặt do AI tạo ra hay khuôn mặt người thật. Nếu ai sử dụng được những công cụ này thì những người có ý đồ xấu sẽ có thể xâm nhập và tạo ra thông tin không thể kiểm soát. Vì vậy, trong tương lai, thay vì chỉ tin vào những thông tin đó, mọi người sẽ cần đến kiến thức thông tin và tự đánh giá xem liệu các nguồn thông tin khác và thông tin được gọi là sự thật là đúng hay đáng tin cậy.
“Kỹ sư gợi ý” ChatGPT với thu nhập hàng năm lên đến 8 tỉ đồng
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Tổng hợp: LocoBee