Dạy tiếng Anh sớm cho trẻ có hoàn toàn tốt?

Giáo dục tiếng Anh đã trở thành bắt buộc ở các trường tiểu học và các hoạt động ngoại ngữ đang được thực hiện trên toàn quốc từ lớp 3 trở lên (tùy thuộc từng thành phố). Trong một cuộc khảo sát giám sát thực hiện bởi ORICON NEWS, 73,0% phụ huynh trả lời rằng con cái họ được tiếp xúc với tiếng Anh từ lứa tuổi mẫu giáo.

Mặt khác, cũng có những quan điểm thể hiện sự lo lắng trên Internet và mạng xã hội rằng “Nếu cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh từ khi còn nhỏ, thì có ảnh hưởng đến việc học tiếng Nhật của chúng không?”

Hệ thống giáo dục Nhật Bản – điều cần biết trước khi đi du học

 

Ngay cả tiếng Nhật cũng không hoàn chỉnh và ảnh hưởng đến việc học của trẻ sau này

Khi giáo dục tiếng Anh sớm trở nên phổ biến hơn, một trong những mối quan tâm lớn của phụ huynh là “Nên bắt đầu cho con học tiếng Anh từ khi nào và như thế nào?”

Trong một cuộc khảo sát (được thực hiện vào tháng 6 năm 2022) do ORICON NEWS thực hiện với 947 đối tượng nam và nữ có con ở độ tuổi cấp 3 trở xuống, đa số phụ huynh cho rằng “ Học tiếng Anh càng sớm càng tốt”. Đồng thời, cũng có ý kiến khác như “Nếu cho trẻ học tiếng Anh từ nhỏ thì ngay cả tiếng Nhật cũng sẽ không hoàn thiện, ảnh hưởng đến việc học của trẻ sau này”.

 

Giáo dục tiếng Anh sớm có bất lợi gì không?

Giáo sư Kai Kazuo của Đại học Tokyo, người giám sát chương trình dành cho trẻ sơ sinh “Sinapushu” (TV Tokyo) và là chuyên gia hàng đầu về “nghiên cứu trẻ em” và “khoa học thần kinh nhận thức phát triển”, bày tỏ quan điểm như sau:

“Có ít quốc gia đơn ngữ (monolingual) trên thế giới, và đặc biệt là ở châu Âu, nhiều trẻ em lớn lên trong môi trường mà chúng được bao quanh bởi 2 hoặc 3 ngôn ngữ.”

Tại Đại học Tokyo, Giáo sư Kai điều hành một “phòng thí nghiệm trẻ em” thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau về trẻ em. Tại đây, ông cũng tiến hành nghiên cứu về “sự hạn chế của một sự vật, tên gọi” trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh.

Ưu và nhược điểm của hệ thống trường công ở Nhật

Bộ não trẻ em thường giới hạn một tên cho một thứ được đề cập đến.Ví dụ, 1 đứa trẻ biết tiếng Nhật nhìn thấy con chó sẽ nói “inu”. Nhưng nếu nó được dạy cả tiếng Anh, trong đầu nó sẽ hiện ra từ “dog” nữa. Điều đó sẽ có thể làm đứa trẻ bối rối. Hơn nữa, hệ thống âm vị học của tiếng Nhật và tiếng Anh rất khác nhau, vì vậy sẽ có một chút nhầm lẫn.

Chương trình dành cho trẻ sơ sinh “Sinapshu” do Giáo sư Kai giám sát cũng có một góc nhỏ nói về tiếng Anh. Thật ngạc nhiên là các bé phản ứng khá tốt khi tiếng Anh xuất hiện trong các chương trình dành cho trẻ nhỏ, tất nhiên không phải chỉ thông qua một chương trình là bé có thể học được tiếng Anh, nhưng việc cho các bé trải nghiệm rằng có những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật là rất có ý nghĩa.

 

Môi trường học tiếng Anh của trẻ em ở Nhật

Hiện nay, học sinh lớp 3, lớp 4 có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh với tư cách là “hoạt động ngoại ngữ” và học sinh lớp 5, 6 là “môn học”. Tuy nhiên, có một mối quan tâm của thế hệ phụ huynh đã học tiếng Anh từ trung học nhưng không thành thạo đó là “Có thể học từ lớp 3 là quá muộn” hay là “Bắt đầu từ mẫu giáo hoặc mầm non sẽ hiệu quả hơn là học nửa chừng từ tiểu học”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt được âm L và R rõ ràng hơn người lớn. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát nói trên, cũng có ý kiến từ một phụ nữ ở độ tuổi 40, ở Tokyo, nói: “Các bà mẹ đang nuôi con lớn hơn một chút lo lắng rằng trẻ càng lớn thì chúng càng dễ quên hết việc học tiếng Anh thời thơ ấu.”

Về tình hình thực hiện giáo dục tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, “Chương trình truyền hình tiếng Anh” chiếm 46,1%, “Sách tranh, học liệu tiếng Anh” chiếm tỷ lệ cao 27,5%.

Tuy nhiên Giáo sư Kai chia sẻ “Nếu lớn lên trong một môi trường mà bạn chưa bao giờ dùng đến tiếng Anh, bạn có thể sẽ quên nó, nhưng bây giờ có các lớp học tiếng Anh ở trường tiểu học. Điều cần quan tâm là bản thân đứa trẻ đó có cảm thấy tiếng Anh thú vị hay không. Một yếu tố khác là nội dung, ví dụ như dù bạn cố gắng dạy tiếng Anh qua video, trẻ sẽ khó học tiếng Anh khi có những cảnh hoặc tình huống mà trẻ không thể hiểu được. Trẻ tiếp thu ngôn ngữ thông qua cuộc sống hàng ngày và vui chơi. Sẽ thật lý tưởng nếu học tiếng Anh bằng cách kết hợp cuộc sống thực và những cảnh quen thuộc, chẳng hạn như “Chào buổi sáng – Good morning” và trước khi ăn sẽ là “Rửa tay – Wash your hand”.

 

Chỉ chiếu video thôi thì không hiệu quả, điều quan trọng là sự hứng thú của trẻ và cách làm video

Giáo sư Kai, người đã tiếp xúc với nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua các hoạt động nghiên cứu của mình, bày tỏ quan điểm về giáo dục sớm “Tôi mong cha mẹ đừng ép buộc trẻ. Nếu trẻ thích, chúng sẽ tiếp thu rất nhanh. Từ quan điểm hướng tới trẻ em này, những “nghiên cứu về trẻ nhỏ” và “khoa học thần kinh nhận thức phát triển” đã trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các tài liệu giảng dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.”

“Sanrio English Master” do Giáo sư Kai làm cố vấn là giáo trình dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ từ 0 đến 8 tuổi, dựa trên khái niệm “học bằng tiếng Anh”. Giáo sư Kai đã kết hợp khía cạnh rèn luyện trí tuệ, chẳng hạn như khả năng giao tiếp tích cực với người khác, thể hiện cá tính và phát triển lòng tự trọng của trẻ.

Sanrio, công ty đã phát triển chương trình này, được biết đến với nhân vật Hello Kitty quen thuộc, nhưng ở đây, nhân vật BUDDYEDDY được sử dụng để phát triển tài liệu giảng dạy này. Theo chương trình này “Những thứ gì trẻ tỏ ra thích thú và dõi theo bằng mắt? Thiết kế của nhân vật BUDDYEDDY giúp khơi dậy sự thích thú ở trẻ. Thay vì ép buộc, nếu bản thân đứa trẻ không thích, giáo dục sẽ không có hiệu quả.”

Có những video trong tài liệu giảng dạy, nhưng nếu bạn hỏi liệu trẻ em có hiểu tiếng Anh chỉ bằng cách cho chúng xem video có âm thanh hay không, thì không phải vậy. Như đã nói ở trên, sự kết hợp với rèn luyện trí tuệ tất nhiên là quan trọng, nhưng có một điểm khác. Đó chính là “hành động bắt chước”.

“Bắt chước là việc học theo phát âm và cách sử dụng từ trong video, đây là lúc chuyển động miệng và giọng nói được liên kết với nhau, cực kỳ quan trọng để nhận biết và học ngôn ngữ. Có nhiều tài liệu dạy tiếng Anh sử dụng các ký tự, nhưng hầu hết chúng không có video đi kèm phù hợp.”

Tuy nhiên, người ta đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai các nghiên cứu của Giáo sư Kai, người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sẽ tốt hơn nữa nếu có sự tương tác đối thoại qua lại, chẳng hạn như việc đứa trẻ phản ứng với những gì nhân vật nói. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Sanrio vẫn là ở điểm nó chứa nhiều điều thú vị để thu hút trẻ em.

Cha mẹ nghĩ đến tương lai của con cái và muốn con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm là điều đương nhiên và nỗi lo lắng luôn đồng hành cùng họ là vì họ nghĩ đến con mình. Tuy nhiên, nếu bỏ công sức đầu tư cho việc học của con, có lẽ tâm nguyện thực sự của cha mẹ sẽ đơm hoa kết trái.

Cha mẹ có thể lo con sẽ nhanh chán. Đúng là trẻ con rất dễ chán, nhưng cũng không tránh được vì sở thích của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Sau một thời gian, có thể hứng thú sẽ quay trở lại, nên bạn đừng quá lo lắng. Đừng chỉ để trẻ học mà hãy chú ý đến chúng, khen ngợi chúng, cùng luyện tập với con và có ý thức giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp LocoBee

Facebook