Nhật Bản “tuyên chiến” với dị ứng phấn hoa

Thủ tướng Nhật Bản hôm thứ 6 vừa qua đã tuyên bố sẽ giải quyết “kẻ thù quỷ quyệt” gây thiệt hại kinh tế to lớn và đau khổ cho người dân nước này mỗi năm: phấn hoa.

Mùa xuân của Nhật Bản có thể được biết đến nhiều nhất với sự nở rộ của hoa anh đào ở khắp mọi miền đất nước và niềm vui của những buổi dã ngoại ngắm hoa – hanami. Thế nhưng đối với nhiều người, nó đồng nghĩa với những cái hắt hơi, một trong những triệu chứng của dị ứng phấn hoa.

Mỗi mùa xuân, những vùng cây tuyết tùng rộng lớn của Nhật đặc biệt cho ra những đám mây phấn hoa lớn khiến nhiều người phải tìm đến các biện pháp thuốc theo toa, cũng như khẩu trang phẫu thuật và thậm chí cả kính đặc biệt. Mùa dịch năm nay được các chuyên gia cũng như những người mắc bệnh mô tả là tồi tệ nhất trong khoảng 1 thập kỷ. Trước tình cảnh này, Thủ tướng Fumio Kishida đã phải triệu tập cuộc họp cấp cao đầu tiên của đất nước để giải quyết vấn đề phấn hoa.

Thủ tướng nói trong cuộc họp hôm thứ 6 rằng “Dị ứng phần hoa là một vấn đề quốc gia đối với Nhật Bản khiến nhiều người lo lắng,” đồng thời thúc giục các quan chức phát triển các biện pháp để giải quyết tai họa này trước tháng 6.

Bộ trưởng Đất đai Tetsuo Saito đã chia sẻ với các phóng viên: “Trong số đó có đề xuất chặt cây tuyết tùng để thay thế bằng các loài tạo ra ít phấn hoa hơn và sử dụng trí tuệ nhân tạo như siêu máy tính để “cải thiện cơ bản” hệ thống dự báo sốt cỏ khô của Nhật Bản”. 

Theo một cuộc khảo sát toàn quốc, vấn đề dị ứng phần hoa hàng năm này phổ biến đến mức ảnh hưởng đến khoảng 40% dân số Nhật Bản. Tác động kinh tế là khá lớn do những người lao động bị ảnh hưởng bị mất năng suất.

Một cuộc thăm dò năm 2020 của gã khổng lồ điện tử Panasonic ước tính quốc gia này phải chịu thiệt hại kinh tế hơn 220 tỷ yên mỗi ngày trong mùa phấn hoa nghiêm trọng nhất.

Các biện pháp tự chăm sóc bản thân cho người bị dị ứng phấn hoa

 

Nguồn: Japan Today

Biên tập: LocoBee

Facebook