Ngôn ngữ là rào cản đối với người tị nạn Ukraine ở Nhật Bản

Một năm sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, trong khi hầu hết nam giới Ukraine ở lại để bảo vệ đất nước, một số lượng lớn người tị nạn đã tới các đất nước khác. Hầu hết những người tị nạn này là phụ nữ, trẻ em và người già có thời điểm lên tới 15 triệu người. Nhật Bản cho đến nay đã chấp nhận khoảng 2.300 người.

Các cuộc khảo sát được thực hiện bởi Quỹ Nippon – một tổ chức đáp ứng chi phí đi lại và sinh hoạt của người tị nạn Ukraine – cho thấy nhiều người cho rằng ngôn ngữ là rào cản và không thể giao tiếp trọn vẹn với người Nhật. Đã có một số cải thiện giữa thời điểm thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên vào tháng 7 năm 2022 và cuộc khảo sát sau đó vào tháng 12, khi tỷ lệ người được hỏi cho biết họ hầu như không nói được tiếng Nhật đã giảm từ 68% xuống 47% trong khi số người cho biết họ chỉ hiểu tiếng Nhật đơn giản tăng. Tuy nhiên, hơn 80% số người tham gia khảo sát tiếp tục gặp khó khăn với việc trò chuyện hàng ngày.

 

Chia sẻ từ người dân tị nạn từ Ukraine

Vào ngày 20 tháng 2, 4 người tị nạn Ukraine đã thảo luận về vấn đề này tại trụ sở của Quỹ Nippon.

Olha Vdovenko đến Nhật Bản vào tháng 3 năm 2022 khi đang mang thai 6 tháng, cùng mẹ chồng và con trai 3 tuổi. Vdovenko, người đã sinh 1 bé gái vào tháng 7, nói rằng mặc dù cô ấy nói tiếng Anh trôi chảy nhưng tiếng Nhật là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đối với cô ấy và rất khó. Vdovenko đưa con đến 2 buổi học tiếng Nhật mỗi tuần bên cạnh việc tự học.

Cô chia sẻ “Tôi chỉ có thể trò chuyện ở mức cực kỳ đơn giản với người Nhật, vì vậy tôi chỉ sử dụng tiếng Nhật trong các cửa hàng, bệnh viện và nhà trẻ”

Yuliia Vatsyk, người đã đến Nhật Bản vào tháng 10 và học tại Đại học Tsukuba, nói rằng vì tiếng Nhật không phải là ngôn ngữ châu Âu. Học từ vựng cơ bản đã khó, học Kanji cũng cần thời gian và công sức.

Cô giải thích: “Trong quá trình học, tôi đã học cách nói “sumimase” khi xin lỗi, nhưng một người bạn Nhật Bản nói với tôi rằng tôi có thể sử dụng “gomen” trong những tình huống thông thường.

Là một sinh viên, cô ấy có quỹ thời gian linh hoạt hơn, vì vậy Vatsyk đã thành lập một câu lạc bộ tại trường đại học của mình dành cho những người muốn xem hoạt hình Nhật Bản có phụ đề tiếng Anh.

Igor Kulemza và Vira Rubezhanska đều đã về hưu và sang Nhật Bản vào tháng 5 để đoàn tụ với con gái. Kulemza nói rằng khi tham gia các lớp học tiếng Nhật do chính quyền địa phương tổ chức, có rất nhiều điều ông không hiểu. Đối với những người trên 60 tuổi, việc học một ngôn ngữ mới không hề dễ dàng.

Rubezhanska nói rằng bất chấp những thách thức này, bà muốn có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật. Bà ấy cũng nói rằng một khi chiến tranh kết thúc, bà muốn trở về Ukraine và nói với gia đình về sự hỗ trợ và sự hiếu khách mà mình đã nhận được ở Nhật Bản.

Quỹ Nippon cho biết trọng tâm của họ hiện đã chuyển từ cung cấp viện trợ khẩn cấp vào năm 2022 sang hỗ trợ cư dân dài hạn vào năm 2023. Quỹ sẽ cung cấp cho 100 người Ukraine học bổng trị giá tới 1 triệu yên mỗi năm trong tối đa 2 năm để học ngôn ngữ tại các trường tiếng, nhằm giúp họ tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng hiện có của mình để có được việc làm toàn thời gian và trở nên độc lập về kinh tế.  Đơn xin học bổng mở vào ngày 1 tháng 3.

Tấm lòng của Nhật Bản dành cho người tị nạn từ Ukraine

 

Nguồn: The Mainichi

Biên tập: LocoBee

 

Facebook