Cách đặt tên cho em bé ở Nhật ngày càng sáng tạo hơn

Có phải là có nhiều cái tên độc đáo hơn có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ở Nhật Bản đang trở nên phát triển hơn?

Phương tiện truyền thông xã hội Nhật Bản gần đây hay nói về những cái tên Kira-Kira (các tên khác thường).
Những cái tên khác thường hoặc khó phát âm được gọi là Kira-Kira vì khi nghe tới các tên này, cảm giác thật hào nhoáng và lạ lẫm, chẳng hạn như 心人 (Haato, Trái tim), hoặc Imaka, (Naushika), tên giống nhân vật nữ chính của bộ phim Ghibli “Nausicaa of the Valley of the Wind”. Nhưng những cái tên này không chỉ là phương tiện truyền thông xã hội tốt, mà theo một nhà nghiên cứu, những cái tên không phổ biến đang ngày càng nhiều trên khắp Nhật Bản.

Nhật Bản thay đổi bộ luật về xác định quan hệ cha – con sau 120 năm

 

Ý kiến từ chuyên gia

Ông Ogihara Yuji, một nhà tâm lý học văn hóa tại Đại học Khoa học Tokyo, đã nghiên cứu các kiểu đặt tên ở Nhật Bản từ năm 2015. Trong một bài báo xuất bản năm ngoái trên tạp chí Nghiên cứu hiện tại về Tâm lý học và Xã hội, ông Ogihara và Ito Atsuki của Trường Cao học về Con người và Môi trường của Đại học Kyoto đã nghiên cứu và xem xét tổng cộng 58.485 tên em bé được đăng trên các bản tin từ 10 thành phố trên khắp Nhật Bản. Sử dụng dữ liệu từ năm 1979 đến 2018, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ những cái tên chỉ xuất hiện một lần trong thành phố của họ đã tăng lên trong khoảng thời gian 40 năm.

Sau khi theo dõi các nghiên cứu khác về sự thay đổi văn hóa, ông Ogihara giải thích, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cách đặt tên thay đổi ít nhất 0,10% mỗi năm. trong khi ở Kota, tỉnh Aichi, con số này chỉ khoảng 0,10% mỗi năm trong 25 năm liền.

Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đây của ông Ogihara. Trong một nghiên cứu năm 2015, thay vì xem xét những cái tên độc đáo của em bé, Ogihara đã xem xét những cái phổ biến nhất. Ông nhận thấy rằng trong khoảng 10 năm, tỷ lệ xuất hiện của 10 tên phổ biến nhất đã giảm xuống, điều này cũng đồng nghĩa với việc những cái tên độc đáo tăng lên.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2 bộ dữ liệu trên toàn quốc: một của Tập đoàn Benesse, đã thu thập khoảng 40.000 tên em bé hàng năm từ các khách hàng của mình từ năm 2005 đến 2013, và một của Bảo hiểm Nhân thọ Meiji Yasuda, đã thu thập khoảng 8.000 tên hàng năm trong khoảng thời gian tương tự. Xem trong bảng xếp hạng tên em bé phổ biến nhất, và ông Ogihara đã xem xét top 10 của những danh sách này.

Ông nhận thấy những thay đổi tương tự trong 2 bộ dữ liệu: Tỷ lệ cha mẹ cho con cái họ sử dụng các tổ hợp chữ Hán phổ biến nhất – nghĩa là 2 hoặc nhiều ký tự được viết cùng nhau – hầu như đã giảm, đồng nghĩa với việc giảm các tên phổ biến nhất (mặc dù nghiên cứu lưu ý rằng trong bộ dữ liệu của Meiji Yasuda, không có sự thay đổi tên của các bé gái).

Mọi người chọn tên cho con thuộc về quyền cá nhân, vì vậy đây là một lĩnh vực nghiên cứu khó khăn. Không giống như ở Mỹ hoặc Trung Quốc, nơi mà tên trẻ em được thu thập một cách có hệ thống trong cơ sở dữ liệu của chính phủ liên bang, tên ở Nhật Bản phải được thu thập thủ công và chỉ khi chúng được cung cấp ở cấp chính quyền địa phương hoặc do các công ty tư nhân biên soạn. Vì vậy, ông Ogihara và nhóm của ông bị giới hạn về số năm mà họ có thể tìm thấy dữ liệu nhất quán.

 

Sự lựa chọn sáng tạo

Chính xác thì điều gì khiến một cái tên trở nên độc đáo? Chẳng hạn như cách viết khác thường, ví dụ như trường hợp một cái tên xuất hiện lần đầu ở Hoa Kỳ vào năm 2018: Camreigh, đây là cách viết mới của từ Camry hiện tại. Cùng năm đó xuất hiện những cái tên lạ như Riverleigh, Lakeleigh và Kayzleigh.

Nhưng ở Nhật Bản, những lý do tạo nên một cái tên khác thường thì phức tạp hơn, vì vậy nó tạo ra một lĩnh vực khám phá và tranh luận phong phú. Cha mẹ có thể chọn một chữ kanji hiếm gặp hoặc họ có thể kết hợp hai chữ kanji tương đối phổ biến không thường xuất hiện. Chẳng hạn, thay vì đặt cho con cái tên 悠真 (Yuuma), cha mẹ có thể đặt là 悠眞, hoán đổi chữ 真 bằng kiểu viết chữ kanji cũ hơn.

Nhưng không có nhiều lựa chọn cho những tên viết khác thường vì chính phủ duy trì một danh sách khoảng 3.000 ký tự mà cha mẹ phải chọn. Do đó, cách dễ nhất để đặt những cái tên đặc biệt nằm ở cách phát âm, điều mà chính phủ không hạn chế.

Cái tên phổ biến 大翔 thường được phát âm là “Hiroto”, nhưng nó có ít nhất 18 cách phát âm khác, bao gồm “Yamato” và “Taiga.” Trong nghiên cứu của mình, ông Ogihara cũng đã bắt gặp ít nhất một cái tên 大翔 có cách đọc là “Tsubasa” và một “Sora” – cả hai đều không dựa trên cách đọc của chữ Hán. Vì vậy, mặc dù những bậc cha mẹ đó chọn một cái tên có chữ Hán phổ biến, họ đã khá sáng tạo với cách phát âm mới, khiến mọi người ngạc nhiên.

Khả năng sáng tạo ở cấp độ tiếp theo cũng có thể được nhìn thấy ở tên một em bé là 月. Chữ kanji này nghĩa là mặt trăng thường được đọc là “tsuki” hoặc “getsu” và nó có một số cách đọc không chuẩn khác, chẳng hạn như “oto,” “su,” “zuki” và “mori.” Tuy nhiên, có một cách đọc mà chưa từng có trước đó, là “runa,” đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Một nơi nào đó ở Nhật Bản có một em bé tên là Runa — nghĩa là “luna” trong tiếng Anh hoặc một tên bắt nguồn từ tiếng Latinh khác cho mặt trăng. Ông Ogihara cũng đưa ra ví dụ về một em bé có tên là 光, chữ kanji này có nghĩa là ánh sáng hoặc sự chiếu sáng và có thể được phát âm là “hikari” hoặc “kō”, hoặc ít phổ biến hơn là “akira”, “teru”, “hiko” hoặc “mitsu”. Tuy nhiên, đứa bé này được gọi là Raito — “light”, có nghĩa là ánh sáng trong tiếng Anh.

Có một loại tên độc đáo khác, trong đó một ký tự không được phát âm cùng nhau. Trên giấy tờ, nó làm tăng ý nghĩa của cái tên, nhưng khi phát âm, lại phát âm theo 1 cách khác. Một em bé tên là 大空, có nghĩa là “bầu trời bao la,” lại được gọi đơn giản là “Sora” theo phát âm của chữ kanji thứ hai. Một cái tên khác là 心結, có nghĩa là “kết nối trái tim”, được gọi là “Kokoro” theo phát âm của ký tự đầu tiên.

Đối với những người nói tiếng Nhật nhưng không phải người bản xứ, những lựa chọn đặt tên sáng tạo này có vẻ giống như những trò đùa ngôn ngữ, nhưng chúng cũng là thể hiện sự sáng tạo của các bậc cha mẹ, để con mình có được 1 cái tên đặc biệt.

Khi các ký tự Trung Quốc được tích hợp vào ngôn ngữ Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5, nó đã tạo ra một hệ thống phát âm theo Kanji thứ 2 bên cạnh những hệ thống hiện có. Chỉ nhìn vào 1 chữ Hán, đôi khi ta khó mà phát âm chính xác từ đó, có những quy tắc riêng khi phát âm, nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ khi người nói tiếng Nhật dựa vào sự kết hợp giữa bản năng, kinh nghiệm và ngữ cảnh để suy đoán, nhưng khi nói đến danh từ riêng, thường cần đến sự ghi nhớ chính xác 100%.

Đó là lý do tại sao khi đối mặt với tên của một người lạ có thể gây ra một chút hoang mang, rằng không biết mình có đọc đúng tên của họ không. Ông Ogihara nói: “Nhật Bản có thể là quốc gia duy nhất trên thế giới mà việc đọc tên thực sự khó khăn”.

 

Một chủ nghĩa cá nhân lớn hơn

Theo ông Ogihara, xu hướng đặt các tên đặc biệt cho thấy Nhật Bản đang trở thành một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân hơn.

Trong một bài báo năm 2011, các nhà tâm lý học Michael E.W. Varnum và Kitayama Shinobu đã chỉ ra rằng ở “các bang biên giới” của Hoa Kỳ – những bang được định cư muộn hơn trong lịch sử của đất nước – trẻ sơ sinh có xu hướng ít được đặt tên phổ biến hơn ngay cả sau khi kiểm soát thu nhập, mật độ dân số và tỷ lệ phần trăm dân tộc thiểu số ở mỗi tiểu bang. Họ đã tìm thấy kết quả tương tự khi họ nghiên cứu các vùng ở Canada và khi họ so sánh 9 quốc gia châu u với các quốc gia có người nhập cư châu u định cư. Varnum và nhóm của ông cũng sử dụng một thang đo đa văn hóa có ảnh hưởng được gọi là Điểm Chủ nghĩa cá nhân Hofstede, được nhà khoa học xã hội người Hà Lan Geert Hofstede phát triển vào những năm 1980 để đo lường mức độ mọi người trong một xã hội được kỳ vọng chỉ chăm sóc bản thân và gia đình của họ. Chỉ số này càng cao, thì con người, xã hội đó mang tính cá nhân càng cao.

Một điểm tương đồng đặc biệt thú vị giữa công việc của ông Varnum và Ogihara là những đứa trẻ là nam dường như có nhiều khả năng nhận được những cái tên phổ biến hơn so với nữ. Như vậy, theo chủ nghĩa cá nhân, các chàng trai có xu hướng hướng tới hành vi gắn kết xã hội hơn, ngược lại, các cô gái lại cá tính hơn với những cái tên độc đáo.
Ogihara suy đoán: “Các bậc cha mẹ đang cố gắng làm cho con gái của họ trở nên độc lập và độc đáo hơn so với con trai.”

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng các tên có thể trở nên độc đáo hơn nói chung, với kết quả tương tự được thể hiện ở Trung Quốc, Mỹ, Đức và Pháp. xuyên suốt lịch sử Nhật Bản, hiện tượng này không chỉ giới hạn trong những năm gần đây.

Điều này có ý nghĩa. Thế giới đang trở nên toàn cầu hóa và kết nối với nhau hơn. Khi mọi người tiếp xúc với các nền văn hóa khác thông qua tin tức, văn hóa đại chúng và mạng xã hội, họ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ hơn. Di cư và du lịch phát triển cũng tạo ra sự đa dạng và pha trộn ngôn ngữ hơn. Và do việc đặt tên cho em bé là một quá trình khá phức tạp, thậm chí là sáng tạo, nên thật khó để chỉ ra một lý do khiến những cái tên dường như trở nên độc đáo hơn.

Tên là một phần khó nắm bắt của bản sắc văn hóa. Hầu hết chúng ta được sinh ra và đặt tên bởi bố mẹ. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta thường rất háo hức tìm kiếm ý nghĩa của những cái tên, với hy vọng sẽ nắm giữ nhiều manh mối hơn để biết chúng ta là ai.

Hán tự với ý nghĩa tốt lành mà người Nhật thường đặt cho tên con

 

Nguồn: Japan News

Biên tập: LocoBee

Facebook