Kinh tế Nhật Bản năm 2023: Phục hồi dần theo lộ trình cùng với nhu cầu nội địa vững chắc
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc,nhưng những quy định hạn chế di chuyển không còn được áp dụng và xã hội đang trở lại bình thường. Nhà kinh tế học Takumori Akiyoshi dự đoán tác động tích cực của điều này đối với du lịch, giải trí, tiêu dùng cùng với đầu tư công nghệ thông tin của các công ty là những yếu tố đằng sau sự phục hồi kinh tế ngắn hạn và dài hạn của Nhật Bản.
Nội dung bài viết
Nhu cầu trong nước giúp tái tạo năng lượng cho nền kinh tế
GDP thực tế của Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng nhẹ từ năm 2022 sau một thời gian nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19. GDP ghi nhận mức tăng trưởng âm trong các quý từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng tăng 4,5% hàng năm so với quý trước đó vào tháng 4 đến tháng 6. Bất chấp những lo ngại về làn sóng đại dịch thứ 8, chính phủ dự kiến sẽ không ban hành quy định hạn chế đi lại, và dự kiến nhu cầu du lịch trong nước sẽ tăng, cùng với các các biện pháp hỗ trợ du lịch trên toàn quốc, GDP sẽ đạt mức tăng trưởng dương trong tháng 10-12.
Trong báo cáo Tankan tháng 12 của Ngân hàng Nhật Bản (Khảo sát kinh tế ngắn hạn về doanh nghiệp), đánh giá của các nhà sản xuất lớn về điều kiện kinh doanh đã giảm 1 điểm so với tháng 9 xuống +7. Đây là quý thứ 4 giảm liên tiếp, hậu quả của chi phí gia tăng do chi phí nguyên vật liệu cao hơn và do đồng yên mất giá. Trong khi đó, chỉ số điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn đã tăng 5 điểm so với tháng 9 lên +19 vào tháng 12, mức cao kỷ lục kể từ mức +20 được ghi nhận vào tháng 12 năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Được hỗ trợ bởi các biện pháp hỗ trợ nhu cầu trong nước và du lịch, các lĩnh vực như dịch vụ lưu trú và ăn uống đã được cải thiện.
Chỉ số điều kiện kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp và ngành đã tăng trong 3 quý liên tiếp từ 0 vào tháng 3 lên +2 vào tháng 6, +3 vào tháng 9 và +6 vào tháng 12. Mặc dù các điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ trong quý thứ 4 liên tiếp đối với các nhà sản xuất lớn trong tháng 12, các điều kiện đang có xu hướng tăng lên đối với các danh mục khác, cho thấy sự cải thiện dần dần và trên diện rộng.
Tình trạng thiếu lao động sẽ dẫn đến mức lương cao hơn?
Triển vọng điều kiện kinh doanh là +1 cho tất cả các ngành. Các công ty đang duy trì lập trường thận trọng do có nhiều điều thông tin không chắc chắn về nền kinh tế thế giới, chẳng hạn như hướng đi trong tương lai, xu hướng lạm phát, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và Châu u, hướng đi của thị trường tiền tệ và tình hình đại dịch.
Trong tình trạng chỉ số điều kiện việc làm đang giảm sút, nhiều người cho rằng chỉ số điều kiện việc làm không thể tăng lên trong tháng 12. Hiện nay chỉ số này đang ở mức là số âm hai chữ số đối với tất cả các danh mục, cho dù là doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất, doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ. Biên độ thay đổi so với tháng 9 đều là âm. Chỉ số điều kiện việc làm dự kiến tiếp tục có xu hướng tiêu cực trong tương lai, với biên độ thay đổi so với tháng 12 là âm đối với tất cả các danh mục, cho thấy sự gia tăng tâm lý rằng điều kiện việc làm không đủ. Tuy nhiên, cần theo dõi xem liệu phản ứng của các công ty đối với điều kiện việc làm có dẫn đến mức lương cao hơn hay không.
Tiêu dùng và đầu tư chuyển đổi số để tiếp tục tăng trưởng
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản xuất bản Dự báo ESP hàng tháng lấy trung bình các dự đoán của khoảng 40 nhà kinh tế khu vực tư nhân. Việc xem lại các dự báo này trong 18 năm qua cho thấy rằng mức độ trung bình, dự báo của các nhà kinh tế học được thăm dò ý kiến hiếm khi khác xa so với mục tiêu, điều này khiến dự báo ESP trở thành một báo cáo có độ tin cậy cao.
Trong dự báo tháng 12, GDP được dự đoán sẽ tăng ở mức trung bình 1,07% trong năm tài chính 2023. Sau khi giảm 4,1% trong năm tài chính 2020 do đại dịch COVID-19, GDP thực tế đã tăng 2,5% trong năm tài chính 2021 và được dự đoán sẽ tăng 1,65 % trong năm tài chính 2022. Như vậy, GDP tăng trong năm tài chính 2023 sẽ đánh dấu 3 năm tăng trưởng liên tiếp.
Bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán sẽ giảm trung bình 0,52% vào năm 2023 tại Hoa Kỳ. Do đó, trong khi nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ đóng góp -0,1% vào GDP của Nhật Bản, nhu cầu của khu vực tư nhân sẽ đóng góp khoảng 1,0% và đóng góp của toàn bộ nhu cầu trong nước dự kiến sẽ ở mức trung bình 1,2%. Tiêu dùng cá nhân được dự đoán sẽ ổn định do nhu cầu bị dồn nén từ đại dịch COVID-19 làm tăng chi tiêu cho du lịch và giải trí. Ngoài ra, chi tiêu vốn bị hoãn lại do những bất ổn trong tương lai được dự đoán sẽ tăng lên, tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số hay còn được gọi là DX, các khoản đầu tư để thích ứng với nhu cầu của thời đại mới.
Dự báo trung bình về giá tiêu dùng (tất cả các mặt hàng không bao gồm thực phẩm tươi sống) là 2,76% cho năm tài chính 2022. Sau khi đạt đỉnh 3,61% vào tháng 10-12 năm 2022, mức tăng giá dự kiến sẽ chậm lại ở mức trung bình 1,73% trong năm tài chính 2023.
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm là một rủi ro
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cũng đưa ra một số Dự báo ESP đặc biệt. Trong những tháng lẻ kể từ tháng 9 năm 2020, JCER đã yêu cầu các nhà kinh tế lựa chọn và xếp hạng 3 rủi ro đối với nền kinh tế Nhật Bản. Xếp hạng rủi ro đầu tiên cho đến tháng 9 năm 2021 dự báo là tình hình lây nhiễm COVID-19. Bắt đầu từ dự báo tháng 11 năm 2021, rủi ro đầu tiên đã thay đổi trong các dự báo sau đó. Theo dự báo tháng 11 năm 2022, sự xấu đi của nền kinh tế Mỹ được đặt lên hàng đầu trong lần dự báo thứ 3. Các đợt tăng lãi suất lớn và lặp đi lặp lại của Cục Dự trữ Liên bang đang khiến các nhà kinh tế dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái trong nửa đầu năm 2023 hoặc sẽ phát triển chậm lại đáng kể. Đứng vị trí thứ 2 trong dự báo tháng 11 năm 2022 là sự xấu đi của nền kinh tế Trung Quốc.
Dự báo ESP tháng 12 bao gồm một chỉ số phổ biến tổng hợp về các điều kiện kinh doanh thể hiện quan điểm đồng thuận của các nhà dự báo kinh tế. Chỉ số này có xu hướng chủ yếu ở mức 70 trong các quý liên tiếp của năm tài chính 2023, cao hơn nhiều so với mức 50, ranh giới phân chia giữa nền kinh tế đang mở rộng và nền kinh tế đang thu hẹp. Quan điểm đồng thuận của các nhà dự báo dường như là việc mở rộng sẽ tiếp tục.
Khi được hỏi liệu thời kỳ đáy như tháng 5/2020 đã qua chưa, các chuyên gia kinh tế đều trả lời là chưa qua. Xác suất đạt đỉnh trong năm tới trung bình là 37,6%. Điều này chỉ ra rằng hầu hết các nhà kinh tế đang dự đoán một sự phục hồi tương đối kéo dài và mất nhiều thời gian.
Một tương lai phát triển từ những thách thức tích cực
Chữ Kanji của năm được bầu chọn trên toàn quốc cho năm 2022 là ký tự 戦 (sen, ikusa, tatakau), với các nghĩa như trận chiến, đấu tranh và chiến tranh. Chữ kanji của năm có xu hướng phản ánh các khía cạnh sáng và tối của điều kiện kinh tế trải qua trong năm đó. Ở khía cạnh tiêu cực của nó, chữ kanji 戦 là một phần của từ senso (chiến tranh), gợi nhớ đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Nó cũng có thể đề cập đến cuộc đấu tranh để đối phó với sự gia tăng giá năng lượng và ngũ cốc dẫn đến lạm phát cũng như cuộc đấu tranh để giải quyết đại dịch COVID-19.
Chữ kanji 戦 cũng gắn liền với ý nghĩa tích cực, được sử dụng theo nghĩa như nessen, gợi nhớ đến “các trận đấu nảy lửa” của Giải bóng đá thế giới và Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh. Trong chosen (thử thách), gợi lại những kỷ lục bóng chày mà Ohtani Shohei và Murakami Munetaka đã đạt được. Đây là những ví dụ về tính cách can đảm, dũng cảm, khơi dậy cảm xúc của mọi người và đóng vai trò là nhân tố tích cực cho nền kinh tế.
Nguồn: www.jcer.or.jp
Biên tập: LocoBee
bình luận