Đại học Tokyo và thành phố Kushiro đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hồ Akan ngừng đóng băng do sự nóng lên toàn cầu, các tế bào trên bề mặt marimo sẽ bị ánh nắng mặt trời làm tổn thương và có thể dẫn đến tình trạng chết hàng loạt. “Marimo của hồ Akan” là loại tảo xanh có hình tròn như quả bóng, nếu phát triển tốt có thể lên tới đường kính 30cm. Marimo hồ Akan được chỉ định là tài sản tự nhiên đặc biệt của Nhật Bản.
Hồ Akan – ngôi nhà của tảo cầu Marimo độc đáo
Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Marimo được thu thập với sự cho phép đặc biệt. Khi hồ Akan không đóng băng, ánh sáng mặt trời sẽ xuyên thẳng xuống đáy hồ. Vì vậy trong thí nghiệm, họ giả định tình huống tương tự và quan sát sự thay đổi bằng cách đặt nhiệt độ nước ở mức 2℃ và phơi tảo dạng sợi trên bề mặt dưới ánh sáng mạnh. Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn 6 tiếng mỗi ngày, oxy hoạt tính được tạo ra làm các tế bào tảo bị tổn thương, kết quả là sau vài ngày tảo sẽ chết.
Marimo có chức năng tự sửa chữa tế bào thông qua quá trình quang hợp nhưng vào mùa đông nếu nhiệt độ nước thấp thì chức năng sửa chữa này không hoạt động hiệu quả. Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng Marimo sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng nếu hồ Akan không bị đóng băng do sự nóng lên toàn cầu.
Thông tin tổng hợp về du lịch Hokkaido
Nguồn: hokkaido-np
Biên tập: LocoBee