Thực trạng của việc điều trị vô sinh ở Nhật Bản

Một nghiên cứu về các cặp vợ chồng đã trải qua điều trị hiếm muộn cho thấy thời gian trung bình từ khi quyết định có con đến khi thực sự thụ thai của họ là 6,4 năm.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty dược phẩm Ferring Pharma từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2022, đối tượng khảo sát là 217 người hoặc vợ/chồng của họ được chẩn đoán là có vấn đề về sinh sản. Họ đã đưa ra các câu hỏi trực tuyến về quá trình dẫn đến chẩn đoán và tình trạng điều trị. Các cuộc khảo sát tương tự không chỉ được thực hiện ở Nhật Bản, mà còn ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam và Indonesia.

Theo báo cáo, có 197 trong số 217 người đang điều trị vô sinh. Có 115 phụ nữ có thai do kết quả điều trị, 51 người vẫn đang điều trị và 31 người ngừng điều trị. Trong số 197, 113 người đã (hoặc hiện đang điều trị), bao gồm cả thụ tinh ống nghiệm.

Điều trị vô sinh hiếm muộn tại Nhật được bảo hiểm hỗ trợ từ tháng 4 năm 2022

Khoảng thời gian trung bình từ khi một cặp vợ chồng quyết định có con và có thai sau khi điều trị hiếm muộn là 6,4 năm. Trước hết, phải mất 3,2 năm đi khám bác sĩ mà không thụ thai tự nhiên. Sau đó, phải mất 1,3 năm từ khi chẩn đoán đến khi bắt đầu điều trị khả năng sinh sản và 1,9 năm từ khi điều trị đến khi mang thai thực sự.

Ở Nhật Bản, thời gian từ khi chẩn đoán đến khi bắt đầu điều trị là ngắn, có thể do độ tuổi của đối tượng khảo sát tương đối cao, trong khi thời gian từ khi bắt đầu điều trị đến khi mang thai lại dài.

Về kết quả của cuộc khảo sát này, Giáo sư Ishihara thuộc Phòng thí nghiệm Y học Lâm sàng tại Đại học Dinh dưỡng Kagawa cho biết: “Ở Nhật Bản, trong hoàn cảnh độ tuổi kết hôn, sinh con đầu lòng và điều trị vô sinh bằng thụ tinh nhân tạo đang càng ngày càng cao, thời gian đi khám tại các cơ sở y tế cần được rút ngắn”.

Số lượng các cặp vợ chồng khám và điều trị hiếm muộn ngày càng gia tăng hàng năm do xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn. Trước đây, người dân từng phải trả chi phí rất cao cho việc này, nhưng từ tháng 4 năm 2010, việc điều trị sinh sản cơ bản đã được bảo hiểm chi trả.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản, vào năm 2020, có 60.381 trẻ em được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm – một phương pháp điều trị hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay.

Chỉ 36% phụ nữ độc thân ở Nhật muốn có con sau khi kết hôn

 

Nguồn: Nippon.com

Biên tập: LocoBee

 

Facebook