Các biện pháp kinh tế toàn diện của chính phủ Nhật Bản gần đây bao gồm việc thúc đẩy “Reskilling” để tăng lương và củng cố tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Theo từ điển Cambridge thì Reskilling là “quá trình học các kỹ năng mới để bạn có thể làm một công việc khác hoặc đào tạo mọi người làm một công việc khác”. Reskilling là cơ sở để có được các kỹ năng cần thiết nhằm có được một công việc mới hoặc một vị trí mới trong một công ty mà sự phát triển sự nghiệp được mong đợi.
Người ta nói rằng việc tiếp thu công nghệ kỹ thuật số và các kỹ năng khác sẽ thay đổi đáng kể cách thức thực hiện công việc, tạo ra giá trị mới, cải thiện năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy dịch chuyển lao động dẫn đến tăng lương. Ở kỳ này, LocoBee sẽ tóm tắt các điểm chính liên quan đến “Reskilling” dựa trên các cuộc phỏng vấn với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và các tài liệu từ các viện nghiên cứu tư nhân.
Nội dung bài viết
Nghĩa của “Reskilling”
“Reskilling” có nghĩa là học lại kỹ năng một lần nữa. Gần đây, nó là một khái niệm đang thu hút sự chú ý. Nếu muốn có được những kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc mới hoặc vị trí mới trong công ty với sự phát triển sự nghiệp như mong đợi, ta luôn phải “Reskilling”.
Đào tạo kĩ năng thông qua “Reskilling”
OJT (On-the job-training) hay còn gọi là đào tạo tại chỗ được thực hiện từ trước đến nay thường nhằm đạt được các kỹ năng và khả năng làm việc cao hơn để tiếp tục công việc hiện tại, và chúng được gọi là nâng cao kỹ năng. Mặt khác, “Reskilling” được định nghĩa là việc thu nhận các kỹ năng tạo ra giá trị mới, vì cách thức thực hiện công việc được cho là sẽ thay đổi đáng kể do tiến độ số hóa nhanh chóng.
OJT và “Reskilling” khác nhau ở chỗ:
- OJT hướng đến sự phát triển kỹ năng “liên tục”
- Reskilling là đào tạo lại kỹ năng hướng đến sự phát triển kỹ năng “không liên tục”
Tại sao “Reskilling” lại thu hút sự chú ý?
Ở Nhật Bản quan niệm “làm suốt đời” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người lao động và do thiếu sự dịch chuyển lao động, công nghệ cũ vẫn tồn tại trong công ty khiến cho các cải tiến mới khó xuất hiện. Chính phủ kỳ vọng rằng nếu việc đào tạo lại lao động tạo ra giá trị mới và thúc đẩy di chuyển lao động sang các lĩnh vực tăng trưởng thì năng suất và lợi nhuận sẽ được cải thiện, điều này sẽ giúp mức lương cao hơn.
Việc đào tạo lại kỹ năng đã thực sự bắt đầu chưa?
Một số công ty đã bắt đầu tiến hành “Reskilling”. Fujitsu đã hỗ trợ việc đào tạo lại nhân viên bằng cách thành lập hệ thống của riêng mình kể từ năm 2021. Hơn 10.000 nội dung nư video kỹ năng như lập trình, phát triển nguồn nhân lực và quản lý kinh doanh đã được đăng lên và nhân viên có thể sử dụng miễn phí.
Ngoài ra, vào tháng 6 năm nay, một tổ chức có tên “Japan Reskilling Consortium” đã được ra mắt, trong đó có sự tham gia của các công ty công nghệ thông tin lớn, công ty thông tin việc làm, chính quyền địa phương… Mục tiêu của họ là muốn cung cấp hơn 200 khóa học giúp cải thiện kỹ năng công nghệ thông tin lớn và hỗ trợ việc làm.
Khi chính phủ chủ trương thúc đẩy việc đào tạo lại kỹ năng, những phong trào như vậy dự kiến sẽ lan rộng hơn nữa.
Reskilling có khó khăn gì?
Đối với các công ty, việc đào tạo lại nhân lực có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nhân lực và không dễ dàng để trả chi phí và phát triển hệ thống. Để mở rộng chương trình triển khai “Reskilling”, các cơ quan tổ chức chính phủ, công ty và các tổ chức ngoài cung cấp nội dung học tập, còn cần phải làm việc cùng nhau để cùng thực hiện chương trình này. Ngoài ra, để tăng số lượng người chấp nhận thử thách tái đào tạo, điều quan trọng là phải thông báo rõ ràng loại kỹ năng nào và mức lương cao hơn sẽ được trả là bao nhiêu.
Chi phí dự kiến đầu tư vào con người
Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ cho biết họ sẽ chi 400 tỷ yên vào “đầu tư vào con người” như “Reskilling” trong 3 năm tới. Các biện pháp kinh tế toàn diện có kế hoạch mở rộng con số này lên 1 nghìn tỷ yên trong 5 năm tới. Cụ thể:
- Thiết lập một hệ thống mới để hỗ trợ nhất quán việc thay đổi kỹ năng và thay đổi công việc bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia
- Trợ cấp “hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực” cho các công ty làm công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số tiên tiến
- Thúc đẩy sự chuyển dịch lao động suôn sẻ bằng cách mở rộng hỗ trợ cho các công ty tăng số lượng người lao động làm việc giữa năm và các công ty thuê người lao động nghỉ hưu sớm
Ngoài ra, chính phủ có kế hoạch biên soạn các hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động giữa các công ty và các ngành công nghiệp, chẳng hạn như việc phát triển các biện pháp hỗ trợ cho việc đào tạo lại lao động, vào tháng 6 năm sau.
Doanh nghiệp Nhật Bản và chính sách làm việc đến tuổi 70
Nguồn: NHK
Biên tập: LocoBee