Chuỗi bài viết mới về hệ thống quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin chính thống liên quan đến thẻ ngoại kiều, visa, đăng ký lưu trú… được cung cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Thông tin sẽ được trình bày ở dạng hỏi đáp để bạn có thể hiểu được một cách nhanh nhất những gì còn chưa rõ về hệ thống có quan hệ mật thiết tới người nước ngoài ở Nhật!
Chủ đề của bài viết tuần này là kiến thức về hệ thống quản lý xuất nhập cảnh của Nhật Bản liên quan đến thẻ lưu trú của người nước ngoài khi đến Nhật.
Nội dung bài viết
- #1. Thẻ lưu trú là gì?
- #2. Rất khó phân biệt sự khác nhau giữa “thẻ lưu trú” và “giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài”. Sự khác biệt chính là gì?
- #3. Liệu “Thẻ lưu trú” có đóng vai trò như một bằng chứng nhận dạng chính thức giống như bằng lái xe không?
- #4. Nếu có thẻ lưu trú, du khách có thể sử dụng Pasmo hoặc Suica để qua cổng soát vé tự động làm thủ tục nhập cảnh lại không?
- #5. Thẻ lưu trú có giá trị đến khi nào?
- #6. Khi nào du khách sẽ nhận được thẻ lưu trú?
- #7. Dấu có được đóng lên hộ chiếu không?
- #8. Người lưu trú trung và dài hạn mà trên hộ chiếu không có dấu cho phép gia hạn thời gian lưu trú lo lắng rằng người sử dụng lao động không tin tưởng họ khi họ xuất trình hộ chiếu và thẻ lưu trú. Nếu họ có nhu cầu, liệu có thể đóng dấu vào hộ chiếu của họ không?
- #9. Mất thẻ lưu trú, cần làm gì? Ngoài ra, nên làm gì khi thẻ lưu trú bị bẩn/mờ.
- #10. Phải làm gì nếu thẻ lưu trú của bị cong hoặc chip IC bị hỏng?
- #11. Có thể xin giấy chứng nhận ở đâu để thay thế giấy chứng nhận các vấn đề đã đăng ký trên bản đăng ký gốc, trước đây đã được sử dụng cho nhiều thủ tục khác nhau với tác dụng tương tự như bản sao thẻ lưu trú (hoặc giấy chứng nhận các vấn đề đã đăng ký trên thẻ lưu trú)?
- #12. Sử dụng thẻ lưu trú bất hợp pháp có bị phạt gì không? Ngoài ra, có thực hiện các biện pháp chống lại việc sử dụng trái phép không?
- #13. Có bất kỳ hình phạt nào nếu từ chối thực hiện lệnh yêu cầu xin cấp lại thẻ lưu trú không?
- #14. Bị mất thẻ lưu trú, và lo lắng rằng nhiều thông tin khác nhau về bản thân có thể bị nhìn thấy từ chip IC.
- #15. Kích thước của thẻ lưu trú là bao nhiêu?
Tổng quan về hệ thống quản lý lưu trú Nhật Bản
#1. Thẻ lưu trú là gì?
Thẻ lưu trú được hệ thống quản lý lưu trú Nhật Bản cấp cho công dân nước ngoài lưu trú tại đây trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn sau khi họ được phép nhập cảnh. Khi có thẻ lưu trú, người sở hữu được phép thay đổi tư cách lưu trú, được phép gia hạn thời gian lưu trú và có các giấy phép khác có liên quan.
Ngoài ảnh khuôn mặt của bạn, thẻ lưu trú còn có các thông tin như tên, quốc tịch / khu vực, ngày sinh, giới tính, tình trạng lưu trú, thời gian lưu trú và thể hiện việc bạn có thể làm việc hay không.
#2. Rất khó phân biệt sự khác nhau giữa “thẻ lưu trú” và “giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài”. Sự khác biệt chính là gì?
Những người đủ điều kiện cung cấp thẻ lưu trú sẽ được giới hạn trong những cư dân sinh sống tại Nhật trong thời gian trung và dài hạn.
Thẻ lưu trú chỉ được cấp cho những công dân nước ngoài có thể lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn và không được cấp cho những người lưu trú bất hợp pháp.
– Dễ dàng xác nhận xem bạn có thể làm việc hay không
Thẻ lưu trú luôn chứa thông tin mới nhất về tình trạng lưu trú. Trên thẻ sẽ thể hiện hoặc không thể hiện việc cá nhân đó có thể làm việc hay không. Thể hiện việc được phép hay không được phép tham gia vào các hoạt động khác với những hoạt động được phép theo tư cách lưu trú được ghi trên thẻ. Như vậy, chỉ cần nhìn thẻ lưu trú là sẽ dễ dàng xác định được người nước ngoài có tư cách lưu trú có được phép làm việc hay không.
-Độ chính xác của thông tin được đảm bảo
Công dân nước ngoài đã được cấp thẻ lưu trú phải thông báo cho Cơ quan quản lý Xuất – Nhập cảnh trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào về thông tin trên thẻ lưu trú, vì vậy thông tin mới nhất luôn được phản ánh trên thẻ lưu trú. Ngoài ra, một hệ thống đã được đưa ra để đảm bảo tính chính xác của thông tin nhập trên thẻ lưu trú, chẳng hạn như việc Cục trưởng của Cơ quan quản lý Xuất – Nhập cảnh có thể yêu cầu tiến hành điều tra thực tế về 1 số vấn đề khi cần thiết.
-Các mục đã nêu được sắp xếp thông tin 1 cách rõ ràng
Trong khi hầu hết các mục thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài chỉ chứa thông tin cần thiết tối thiểu theo yêu cầu bảo vệ thông tin cá nhân.
#3. Liệu “Thẻ lưu trú” có đóng vai trò như một bằng chứng nhận dạng chính thức giống như bằng lái xe không?
Thẻ lưu trú chứa một phần thông tin quan trọng do Cơ quan quản lý Xuất – Nhập cảnh nắm giữ, và nếu có thay đổi về thông tin, thông tin mới nhất sẽ luôn được phản ánh bằng cách gửi thông báo thay đổi. Vì lý do này, công dân nước ngoài phải xuất trình thẻ lưu trú khi tham gia các hoạt động xin việc làm hoặc nhận các dịch vụ hành chính khác nhau để chứng minh rằng họ có tư cách lưu trú hợp pháp và sẽ lưu trú tại Nhật Bản trong thời gian trung và dài hạn.
Thẻ lưu trú được cấp bởi Cơ quan quản lý Xuất – Nhập cảnh Nhật Bản để chứng minh rằng người nước ngoài đang lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản với tư cách lưu trú và thời gian lưu trú cho phép họ ở lại Nhật Bản trung và dài hạn. Nó chính là một loại “giấy tờ tùy thân”.
#4. Nếu có thẻ lưu trú, du khách có thể sử dụng Pasmo hoặc Suica để qua cổng soát vé tự động làm thủ tục nhập cảnh lại không?
Do sự sửa đổi của Đạo luật Kiểm soát Nhập cư vào năm 2012, một hệ thống giấy phép tái nhập cảnh đặc biệt đã được áp dụng và những người lưu trú từ trung đến dài hạn có hộ chiếu và thẻ lưu trú hợp lệ, ngoại trừ những người yêu cầu giấy phép tái nhập cảnh được quy định bởi Sắc lệnh của Bộ Tư pháp. Công dân nước ngoài không còn phải xin giấy phép tái nhập cảnh nếu họ tái nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng một năm kể từ ngày rời đi hoặc trước ngày hết hạn lưu trú, tùy điều kiện nào đến trước.
Tại cảng xuất / nhập cảnh, cần xuất trình hộ chiếu và thẻ lưu trú cho thanh tra xuất nhập cảnh, nộp thẻ ED để tái nhập cảnh và có xác nhận khởi hành thì không được nhập cảnh.
* Nếu bạn đã đăng ký trước dấu vân tay của mình, bạn có thể sử dụng các cổng tự động tại Sân bay Narita, Sân bay Haneda, Sân bay Chubu và Sân bay Kansai.
#5. Thẻ lưu trú có giá trị đến khi nào?
Thời hạn của thẻ cư trú như sau:
-Đối với những người ở lại Nhật Bản với tư cách lưu trú “Thường trú nhân” (giới hạn cho những người trên 16 tuổi) hoặc “Chuyên gia có tay nghề cao số 2”: 7 năm kể từ ngày cấp,
-Đối với những người không có tư cách lưu trú “Thường trú nhân” (giới hạn cho những người từ 16 tuổi trở lên) hoặc “Chuyên gia có tay nghề cao số 2”, thời gian lưu trú là cho đến ngày hết hạn của thời gian lưu trú.
-Đối với thường trú nhân dưới 16 tuổi, thẻ lưu trú sẽ hết hạn vào ngày sinh nhật thứ 16 của họ, và cần phải xin gia hạn thẻ lưu trú trước ngày đó.
-Đối với những người không phải thường trú nhân dưới 16 tuổi, thời hạn hiệu lực sẽ là ngày hết hạn của thời gian lưu trú hoặc ngày sinh nhật thứ 16, tùy theo ngày nào sớm hơn.
#6. Khi nào du khách sẽ nhận được thẻ lưu trú?
Thẻ lưu trú sẽ được cấp cho những người mới nhập cảnh vào Nhật Bản và những người đã được phép lưu trú tại Nhật Bản, chẳng hạn như cho phép kéo dài thời gian lưu trú hoặc cho phép thay đổi tư cách lưu trú.
#7. Dấu có được đóng lên hộ chiếu không?
Trong trường hợp được phép nhập cảnh tại sân bay, cảng biển thì nhân viên hải quan sẽ đóng dấu cho phép nhập cảnh trên hộ chiếu. Điều này không ảnh hưởng đến việc thẻ lưu trú được cấp hay không.
Khi cấp phép liên quan đến việc thay đổi tư cách lưu trú, chẳng hạn như việc cho phép thay đổi tình trạng lưu trú. Đối với người được phép sống ở Nhật Bản từ trung hạn đến dài hạn thì không cần thiết phải đóng dấu. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng sẽ cấp thẻ lưu trú có ghi tình trạng lưu trú mới và thời gian lưu trú trên thẻ đó.
Mặt khác, nếu người nước ngoài đó không được phép lưu trú trung và dài hạn nữa, chẳng hạn như bị đổi sang lưu trú ngắn hạn, thẻ lưu trú sẽ không được cấp và sẽ đóng dấu lên trên hộ chiếu.
#8. Người lưu trú trung và dài hạn mà trên hộ chiếu không có dấu cho phép gia hạn thời gian lưu trú lo lắng rằng người sử dụng lao động không tin tưởng họ khi họ xuất trình hộ chiếu và thẻ lưu trú. Nếu họ có nhu cầu, liệu có thể đóng dấu vào hộ chiếu của họ không?
Nếu người lưu trú từ trung hạn đến dài hạn được phép gia hạn thời gian lưu trú, và tương lai tiếp tục là người lưu trú trung hạn đến dài hạn, thẻ lưu trú mới sẽ được cấp, và sẽ không đóng dấu vào hộ chiếu.
#9. Mất thẻ lưu trú, cần làm gì? Ngoài ra, nên làm gì khi thẻ lưu trú bị bẩn/mờ.
Nếu thẻ lưu trú của bạn bị mất hoặc bị bẩn, bạn phải xin cấp lại tại Cục quản lý Xuất – Nhập cảnh khu vực gần nhất. Sau khi hoàn thành thủ tục sẽ được cấp thẻ lưu trú mới.
Nếu bạn muốn đổi thẻ lưu trú của mình vì lý do chính đáng, ngay cả khi thẻ chưa bị bẩn, bạn có thể làm thủ tục tại Cục quản lý Xuất – nhập cảnh khu vực gần nhất. Trong trường hợp đó, bạn sẽ được yêu cầu trả một khoản phí (1.600 yên) do chi phí thực tế phát sinh.
#10. Phải làm gì nếu thẻ lưu trú của bị cong hoặc chip IC bị hỏng?
Đối với độ bền của thẻ IC, chính phủ đang xem xét kỹ lưỡng việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chip IC tự bị vỡ do tác động lực quá lớn, thông tin ghi trên chip IC sẽ không thể đọc được. Trong một số trường hợp, có thể bị nghi ngờ tính xác thực của thẻ lưu trú, v.v.
Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể xin cấp lại thẻ lưu trú của mình tại Cục quản lý Xuất – Nhập cảnh khu vực và nhận thẻ lưu trú mới. Ngoài ra, Cục trưởng của Cục quản lý Xuất – Nhập cảnh có thể ra lệnh cho một người lưu trú trung và dài hạn có thẻ lưu trú bị hỏng phải làm lại thẻ mới và trong trường hợp này thì người đó không cần tự mình xin cấp lại.
#11. Có thể xin giấy chứng nhận ở đâu để thay thế giấy chứng nhận các vấn đề đã đăng ký trên bản đăng ký gốc, trước đây đã được sử dụng cho nhiều thủ tục khác nhau với tác dụng tương tự như bản sao thẻ lưu trú (hoặc giấy chứng nhận các vấn đề đã đăng ký trên thẻ lưu trú)?
Nếu bạn đủ điều kiện để được cấp thẻ lưu trú hoặc giấy chứng nhận thường trú nhân đặc biệt, bạn sẽ có hồ sơ lưu trú tại thành phố nơi bạn sinh sống. Bạn có thể nhận được giấy chứng nhận cho các mục được liệt kê cần thể hiện trên giấy chứng nhận.
#12. Sử dụng thẻ lưu trú bất hợp pháp có bị phạt gì không? Ngoài ra, có thực hiện các biện pháp chống lại việc sử dụng trái phép không?
Xử phạt các hành vi giả mạo thẻ cư trú, làm giả, cung cấp, mua bán, sở hữu thẻ cư trú giả mạo, kể cả việc chuẩn bị cho việc làm giả thẻ cư trú.
Xử phạt các hành vi thực hiện, cung cấp, mua bán hoặc sở hữu thẻ cư trú dưới danh nghĩa của người khác.
Xử phạt đối với cả các cá nhân cho phép người khác dùng thẻ cư trú của chính mình để làm việc bất hợp pháp. Ngoài ra, người nước ngoài thực hiện, xúi giục hoặc hỗ trợ trong những hành vi này sẽ bị trục xuất khỏi Nhật.
#13. Có bất kỳ hình phạt nào nếu từ chối thực hiện lệnh yêu cầu xin cấp lại thẻ lưu trú không?
Nếu bạn đã làm mất thẻ lưu trú và nhận được lệnh yêu cầu xin cấp lại thẻ lưu trú, bạn phải nộp đơn xin cấp lại thẻ lưu trú trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được. Nếu bạn không nộp đơn trong thời hạn này, bạn có thể bị phạt tù với thời gian làm việc không quá một năm hoặc phạt tiền không quá 200.000 yên.
#14. Bị mất thẻ lưu trú, và lo lắng rằng nhiều thông tin khác nhau về bản thân có thể bị nhìn thấy từ chip IC.
Chip IC của thẻ lưu trú không ghi bất kỳ thông tin nào ngoài những gì được ghi trên mặt thẻ lưu trú.
#15. Kích thước của thẻ lưu trú là bao nhiêu?
Hình dạng và kích thước của thẻ giống như thẻ đăng ký người nước ngoài trước đây và bằng lái xe.
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Bảo hiểm tai nạn lao động tại Nhật Bản
Kinh nghiệm xin visa thăm thân tại Nhật Bản
Nguồn: Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản
Biên tập: LocoBee