Bộ luật Dân sự của Nhật Bản hiện tại vẫn đang giữ một số điều khoản đã được ghi trong sắc luật được ban hành từ năm 1898, bao gồm các điều khoản sau đây quy định về quan hệ cha con:
- Một đứa trẻ do một người phụ nữ thụ thai trong khi kết hôn được coi là con của chồng cô ấy
- Một đứa trẻ sinh ra trong vòng 200 ngày kể từ ngày kết hôn được coi là đã được thụ thai trong thời kì hôn nhân
- Một đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi hôn nhân tan vỡ được coi là đã được thụ thai trong thời kì hôn nhân
Tuy nhiên, 3 quy tắc này không phải lúc nào cũng có giá trị song song và không có mâu thuẫn. Ví dụ, nếu một phụ nữ tái hôn 15 ngày sau khi ly hôn và sinh con 280 ngày sau khi tái hôn, đứa trẻ mới sinh sẽ được coi là con của người chồng mới theo quy tắc 200 ngày. Nhưng nếu chỉ 295 ngày sau khi người phụ nữ li hôn, đứa bé sẽ được coi là con của người chồng cũ theo quy định 300 ngày.
Sự mâu thuẫn của các quy tắc khiến các nhà chức trách đưa ra điều khoản cấm phụ nữ tái hôn trong vòng 100 ngày sau khi li hôn. Bằng cách này có thể vượt qua ngưỡng 300 ngày và xác định rõ ràng quan hệ cha con của một đứa trẻ.
Giả định về tính hợp pháp theo luật hiện hành là mang thai chỉ xảy ra trong hôn nhân. Tuy nhiên, nó bỏ qua các trường hợp một người phụ nữ có thai với người bạn đời mới trong quá trình li hôn của cô ấy hoặc do sự không chung thủy trước khi kết thúc hôn nhân. Có nhiều trường hợp phụ nữ mặc dù biết chắc chắn người yêu mới là cha đẻ của đứa trẻ nhưng từ chối đăng kí khai sinh để tránh việc con đẻ theo tên của người chồng cũ theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều này dẫn đến một số vấn đề như trẻ em chưa đăng kí khai sinh sẽ không có giấy chứng nhận cư trú và bị cắt các dịch vụ xã hội như tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia và không thể đi học.
Hệ thống quản lí lưu trú của Nhật Bản
Để giải quyết vấn đề trẻ em không được khai sinh, ngày 14/10/2022, Văn phòng nội các Nhật Bản đã thông qua dự thảo luật sửa đổi Bộ luật dân sự để bổ sung một ngoại lệ cho điều khoản 300 ngày quy định rằng đứa trẻ được sinh ra sau khi một người phụ nữ tái hôn là con của người chồng mới. Việc thay đổi đã được thông qua trong phiên họp mới đây.
Luật mới vẫn giữ nguyên tắc đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày li hôn là con của người chồng cũ, nhưng nay nếu phụ nữ tái hôn thì đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày li hôn sẽ được coi là con của người chồng mới. Với sửa đổi này, các giả định mâu thuẫn về tính hợp pháp, lệnh cấm tái hôn kéo dài 100 ngày sẽ được bãi bỏ.
Kết hôn với người Nhật: Thủ tục đăng ký kết hôn khi hai người ở 2 đầu Việt – Nhật
Tổng hợp: LocoBee