Nhóm nghiên cứu gồm Bệnh viện mắt trung tâm Kobe và một số đơn vị khác đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng đầu tiên trên thế giới về cấy ghép “tế bào cảm quang” (tế bào cảm thụ ánh sáng) iPS.
Ảnh: www.sankei.com
Cụ thể từ tế bào iPS của người khác, các bác sĩ tạo ra một phần của võng mạc, chuyển thành dạng mỏng dẹt (như tờ giấy) rồi cấy ghép cho những bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng về mắt như viêm võng mạc sắc tố.
Viêm võng mạc sắc tố là một bệnh khó chữa, trong đó chức năng của các cơ quan thụ cảm ánh sáng dần dần suy giảm. Nếu tiến triển có thể gây mù lòa và vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Theo nhóm nghiên cứu, 2 bệnh nhân ở độ tuổi 40 và 60 được cấy ghép từ năm 2-21 đã được kiểm tra lại sau 1 năm phẫu thuật. Các tế bào cảm quang được cấy ghép đã ổn định bình thường trong võng mạc, không có biến chứng nào như đào thải hoặc ung thư hoá xảy ra.
Ngoài ra, theo kết quả từ các bài kiểm tra như thị lực và trường thị giác, các bệnh nhân ở độ tuổi 60 cho thấy một số cải thiện về chức năng. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện cấy ghép trên nhiều bệnh nhân hơn trong tương lai để điều tra chi tiết về ảnh hưởng.
Viện trưởng Kurimoto Yasuo thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, “Sự cải thiện chức năng của mắt là một kết quả bất ngờ, và chúng tôi đã có thể tiến một bước dài trong việc hiện thực hóa phương pháp điều trị”.
Phát triển công nghệ cho robot và AI nuôi cấy tự động tế bào mắt từ tế bào iPS
Nguồn: www.sankei.com
Biên tập: LocoBee
bình luận