Ý nghĩa và nguồn gốc của cái tên “đất nước mặt trời mọc” – Nhật Bản

Ai mà chưa một lần đặt câu hỏi: tại sao cứ nói đến “đất nước mặt trời mọc” thì mọi người hiểu đó là cụm từ để chỉ “Nhật Bản”? Thông qua cá phương diện lịch sử, địa chính trị, truyền thuyết thần thoại và tôn giáo, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn tất cả những “bí mật” xung quanh cái tên này nhé.

7 “bộ ba nhất” của Nhật Bản có thể bạn chưa biết

 

Những tên gọi khác nhau của Nhật Bản

Trong quá trình lịch sử của mình, Nhật Bản đã được đặt cho một số tên bởi không chỉ chính người Nhật Bản mà còn bởi nước láng giềng chính của nó – Trung Quốc. Những cái tên mà bạn sẽ thấy nói lên rất nhiều điều về tình trạng quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia!

“đất nước mặt trời mọc” - Nhật Bản

Truyền thống Nhật Bản cổ xưa đề cập đến một số cái tên đặc biệt đáng khen ngợi và thơ mộng liên quan đến môi trường tự nhiên của một quốc đảo. Do đó, các văn bản đã mô tả Nhật Bản qua những cách nói sau: “Vùng đất màu mỡ nơi lau sậy mọc um tùm bên mép nước và là nơi lúa và bốn loại ngũ cốc khác đến mùa thu hoạch” (Toyo ashihara no mizuho no kuni), “Vùng đất trù phú của 1.500 mùa thu (tương đương với 1500 năm), vùng đồng bằng lau sậy phong phú “(Toyo-ashihara chiiho-aki no mizuho no kuni) hay “Lối vào núi “(Yamato).

 

Nhật Bản hay nguồn gốc của mặt trời

Vào đầu thế kỷ thứ 7, những cái tên mới xuất hiện trong giới tinh hoa chính trị Nhật Bản để đáp lại thuật ngữ không mấy hay ho mà Đế quốc Trung Quốc dùng cho quốc đảo nào.

Kể từ thế kỷ 1, người Trung Hoa đã sử dụng từ “wa” có nghĩa là “người lùn” hoặc “phục tùng” để nói về cả người Nhật và đất nước của họ. Do đó, các tên gọi tiếng Nhật sau đây được tạo ra bởi giới tinh hoa Nhật như Hi izuri tokoro (đất nước nơi mặt trời ló dạng), Hi no moto (Đất nước hình thành mặt trời) và Hi-takami no kuni (Đất nước nơi mặt trời được nhìn thấy từ trên cao).

“đất nước mặt trời mọc” - Nhật Bản

Nhưng có một cái tên khác được sử dụng lần đầu tiên bởi Hoàng đế Shotoku (574-622), thay thế tất cả những cách nói khác và ghi dấu ấn vào lịch sử Nhật Bản. Năm 608, Hoàng để Nhật đã gửi một bức thư tới Hoàng đế Trung Quốc Yang De Sui, trong đó ông viết: “Con Trời ở đất nước nơi mặt trời mọc gửi một bức thư cho Con trời ở đất nước nơi mặt trời lặn”.

Đây là lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ Nihon hay Nippon mà người Nhật đã sử dụng trong hơn 1400 năm để chỉ quốc đảo này. Được ghép bởi từ kanji 日 (mặt trời) và 本 (nguồn gốc), Nihon hay Nippon có nghĩa đen là “Nguồn gốc của mặt trời” hoặc “Đất nước mặt trời mọc”!

 

Từ tôn giáo đến ý nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

“đất nước mặt trời mọc” - Nhật Bản

Trong Phật giáo, ngôi sao mặt trời giữ một vị trí đặc biệt. Do đó, nó được gắn với hình tượng của Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử, đã biến hình thành một đấng sáng chói. Truyền thống Phật giáo tập trung vào vị Phật được tôn vinh này đã biến thành một bản thể sáng vốn có trong vũ trụ. Ở Nhật Bản, vị Phật chiếu sáng này được gọi là Dainichi Nyorai hay Mặt trời vĩ đại, vị thần tối cao của giáo phái Shingon.

Theo lịch sử hiện đại

Mặc dù Nhật Bản đã được hiện đại hóa trong thời kỳ Minh Trị Duy tân (明治 維新), ý tưởng về quốc kỳ vẫn còn khá xa lạ đối với người Nhật. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia. Và cũng giống như Daimyo đã sử dụng Hinomaru để xác định vị trí của mình trên các chiến trường thời trung cổ, Nhật Bản giờ đây lúc bây giờ phải xác định mình trên thế giới như một cường quốc mới đang trỗi dậy với một lá cờ của riêng mình. Vì nó đã được sử dụng trên các tàu thương mại vào cuối thời kỳ Edo, Hinomaru đã đạt được sự công nhận quốc tế.

Ngoài ra, với nguồn gốc sâu xa trong thần thoại và lịch sử Nhật Bản, chính phủ Minh Trị sẽ quyết định chọn Hinomaru trở thành quốc kỳ chính thức của Nhật Bản – như một biểu tượng cho kỷ nguyên mới phía trước và đại diện cho những gì đất nước được xây dựng. Cùng với Hinomaru, quốc ca Kimi ga yo (君が代) và con dấu của hoàng gia cũng đã được trở thành biểu tượng chính thức của nhà nước. Lá cờ lần đầu tiên được kéo lên trong khuôn viên của các tòa nhà chính phủ vào năm 1870, Nhật Bản bắt đầu sử dụng lịch Gregorian vào năm 1873.

“đất nước mặt trời mọc” - Nhật Bản

Sau chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh Nga-Nhật và Trung-Nhật lần thứ nhất, lá cờ đã có mặt trong các sự kiện và lễ kỷ niệm chiến tranh, góp phần vào tình cảm dân tộc chủ nghĩa của công chúng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lá cờ đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc ở các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng, chẳng hạn như Manchukoku và Philippines.

Sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai và sự chiếm đóng sau đó của quân đội Hoa Kỳ, các quy tắc nghiêm ngặt đã được áp dụng cho các biểu tượng yêu nước như Hinomaru. Để treo cờ, trước tiên phải được sự cho phép của bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ. Với hiến pháp mới của Nhật Bản có hiệu lực vào năm 1947, một số hạn chế đối với quốc kỳ đã được dỡ bỏ. Hai năm sau, tất cả các hạn chế đã được bãi bỏ và bất cứ ai cũng có thể nâng hoặc trưng bày lá cờ mà không cần xin phép.

 

Quốc kỳ Nhật Bản trong cuộc sống thường ngày

Về thiết kế của quốc kỳ, “Mặt trời” ở trung tâm nhuộm một màu gọi là beni iro (đỏ son). Đường kính của hình tròn màu đỏ này bằng 1/5 chiều cao của lá cờ, nằm ở trung tâm. Nền là màu trắng đơn giản nhưng thuần khiết. Toàn bộ lá cờ gợi nhớ đến sự thống trị của hai màu đỏ và trắng tại các đền thờ Shinto.

Hi no maru có thể được bắt gặp trong các buổi lễ chính thức và các ngày lễ quốc gia ở Nhật. Tất nhiên, nó cũng được dùng khi tiếp đón các vị khách nhà nước từ nước ngoài, chẳng hạn như các bộ trưởng và tổng thống.

“đất nước mặt trời mọc” - Nhật Bản

Trong cuộc sống hàng ngày, lá cờ thường chỉ được treo trước các tòa nhà chính phủ, như tòa thị chính hoặc các bộ. Ngược lại, khác với Việt Nam, chúng hiếm khi được nhìn thấy trên các tòa nhà tư nhân, mặc dù một số người và công ty thích trưng bày lá cờ vào các ngày lễ.

Bắt nguồn từ cả truyền thuyết và lịch sử, lá cờ Nhật Bản là một thiết kế thể hiện tinh thần của nguồn gốc Nhật Bản cũng như tương lai của nó. Đó là một thiết kế có thể được nhận biết ngay lập tức trên khắp thế giới và đã trở thành biểu tượng của hòa bình.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn một phần thắc mắc mà bạn đã có.

Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る