Tình hình lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở Nhật Bản

Trên thế giới có hơn 25.000 người đã được xác nhận là bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe quốc tế vào ngày 23/7.

 

Tình hình lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại Nhật Bản

Tính đến 3/8/2022, Nhật Bản có 2 ca mắc đậu mùa khỉ và đều là nam giới. Vào ngày 25/7, Nhật Bản ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo chính quyền thủ đô Tokyo, người nhiễm bệnh là một người đàn ông khoảng 30 tuổi. Anh ấy đã đi du lịch châu Âu vào cuối tháng 6 năm nay và trở lại Nhật Bản vào giữa tháng 7. Điều đó có nghĩa là anh này đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở đó.

Sau đó, vào ngày 28 tháng 7, người thứ 2 bị nhiễm bệnh đã được xác nhận. Đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi sống ở Tokyo. Anh này sống ở Bắc và Trung Mỹ, đến Nhật Bản từ cuối tháng 7. Có thể người này đã có các triệu chứng khi ở nước ngoài và bị nhiễm bệnh ở đó. Theo chính quyền thủ đô Tokyo có 1 người đã được xác định là người tiếp xúc với người đàn ông thứ 2 này nhưng anh ta không có triệu chứng gì và nói rằng bản thân không có khả năng lây nhiễm bệnh trong tương lai.

 

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ giống như vi rút đậu mùa. Theo Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia và Tổ chức y tế thế giới WHO, thời gian ủ bệnh của virus đậu mùa khỉthường từ 7 đến 14 ngày. Sau thời gian ủ bệnh  thì có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết, đau cơ… từ 1 đến 5 ngày, cuối cùng là xuất hiện phát ban.

Phát ban thường bắt đầu trên mặt và lan ra khắp cơ thể. Nốt phát ban dần dần phồng lên thành mụn nước, mủ và đóng vảy, thường sẽ lành trong vòng từ 2 đến 4 tuần sau khi khởi phát. Trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi nhưng nếu nặng có thể gây biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Có ý kiến ​​cho rằng bệnh nhân càng nhỏ tuổi thì bệnh càng nặng.

 

Đặc trưng của đợt bùng phát năm 2022

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hầu hết các ca lây nhiễm được xác nhận trong đợt bùng phát này là nam giới và phần lớn là do quan hệ tình dục giữa nam giới.

Các triệu chứng của bệnh nhân ở các khu vực khác ngoài châu Phi được đặc trưng bởi sự phát ban chỉ giới hạn ở một số khu vực, chẳng hạn như xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn, đa số các trường hợp phát ban xuất hiện trước khi sốt. Một số bệnh nhân có những cơn đau dữ dội ở vùng phát ban.

 

Sức lây nhiễm

Dựa trên phân tích ở Hà Lan và các nước khác, thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh đến khi khởi phát là 7,6 đến 9,2 ngày. Một phân tích ở Vương quốc Anh ước tính rằng khoảng thời gian giữa các triệu chứng của một người bị nhiễm bệnh và các triệu chứng tiếp theo trung bình là 9,8 ngày. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh nặng không cao nhưng có 5 trường hợp tử vong đã được báo cáo ở Châu Phi. Những trường hợp tử vong mới đã được báo cáo ở Tây Ban Nha, Brazil,… từ cuối tháng 7.

 

Con đường lây nhiễm

Bệnh đậu mùa khỉ thường lây truyền qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh như chuột và sóc, hoặc qua tiếp xúc với máu, chất dịch cơ thể khi phát ban. Người ta cũng chỉ ra rằng bất kì ai cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nốt ban, dịch cơ thể, vảy da của người bệnh. Ngoài ra việc tiếp xúc với chăn ga gối đệm hoặc quần áo người bệnh sử dụng hay các giọt nước ở khoảng cách gần cũng là nguyên nhân nhiễm bệnh.

 

Vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh không?

Theo WHO, vắc-xin đậu mùa có hiệu quả tới 85% trong việc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đậu mùa ở khỉ. Nếu tiêm phòng trong vòng 4 ngày sau khi nhiễm thì có hiệu quả ngăn ngừa sự khởi phát của các triệu chứng. Nếu tiêm phòng trong vòng 14 ngày có hiệu quả ngăn ngừa bệnh trầm trọng thêm. Trong các nghiên cứu về tiêm chủng cho đến nay, có một số trường hợp hiếm hoi xảy ra co giật như một tác dụng phụ nhưng hầu hết được coi là nhẹ.

 

Có vắc xin ngừa bệnh đậu mùa ở Nhật Bản không?

Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ khỏi trái đất vào năm 1980 do kết quả của việc tiêm chủng tích cực. Lần cuối cùng vắc-xin đậu mùa được sử dụng ở Nhật Bản là vào năm 1976. Những người ở độ tuổi cuối 40 trở lên là trẻ em tại thời điểm đó có thể được miễn dịch với bệnh đậu mùa khỉ nếu họ được tiêm vắc-xin đó.

Vào ngày 2 tháng 8, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã phê duyệt vắc xin đậu mùa hãng sản xuất vắc-xin ở tỉnh Kumamoto là KM Biologics để sử dụng như một loại thuốc dự phòng chống lại bệnh đậu mùa ở khỉ. Vắc xin này được dự trữ trên toàn quốc như một phần của các biện pháp chống khủng bố. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã chuẩn bị một hệ thống tại Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia ở Tokyo để tiêm chủng cho gia đình của những bệnh nhân đã tiếp xúc gần với người bệnh.

 

Thuốc điều trị đậu mùa khỉ

Thuốc điều trị đậu mùa khỉ đang được xem xét sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng ở Nhật Bản. Đây là thuốc uống có tên là Tecovirimat được phát triển bởi một công ty dược phẩm của Mỹ chuyên điều trị bệnh đậu mùa tại châu Âu. Hiện nay nó được phê duyệt như một loại thuốc kháng vi-rút cho bệnh đậu mùa ở khỉ.

Ở Hoa Kỳ người ta đã bắt đầu sử dụng Tecovirimat cho một số bệnh nhân. Tuy nhiên theo WHO và các nguồn khác, việc phân phối thuốc còn hạn chế nên trong nhiều trường hợp vẫn ưu tiên điều trị triệu chứng.

Bệnh đậu mùa khỉ được điều trị như thế nào ở Nhật?

 

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp LocoBee

Facebook