Cẩn thận với hoả hoạn do chập điện trong mùa hè nóng ẩm

“Hoả hoạn do chập điện” phát sinh khi bụi tích tụ giữa ổ cắm và phích cắm của thiết bị điện hấp thụ hơi ẩm, làm cho dòng điện yếu chạy qua phích cắm cách điện bằng nhựa và gây ra tia lửa. Đặc biệt khi trời mưa nhiều do gió bão hoặc khi không khí ẩm tràn vào làm độ ẩm tăng cao thì bụi càng dễ ẩm, dòng điện chạy qua dễ làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Năm 2008, trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một ngôi nhà ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, ngọn lửa bùng phát từ ổ cắm trong nhà vệ sinh khiến một phần tường bị cháy. Theo điều tra của cơ quan cứu hỏa, nguyên nhân là do bụi tích tụ trong phần đầu của ổ cắm.

Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản, từ tháng 6 đến tháng 9 tại khu vực trung tâm Tokyo có độ ẩm đặc biệt cao, trung bình khoảng 80%. Theo tổng hợp của Sở cứu hỏa Tokyo, từ năm 2016 đến năm 2021 đã có 536 vụ hoả hạn xảy ra ở Tokyo, trong đó từ tháng 7 đến tháng 9 các vụ hoả hoạn có xu hướng giảm đi chỉ khoảng 159 vụ.

Giáo sư Yoshiyuki Matsubara thuộc Đại học Khoa học Tokyo cho biết: “Hỏa hoạn do chập điện có thể xảy ra ngay cả trong mùa đông nhưng nguy cơ cao hơn khi độ ẩm tăng. Mọi người nên làm sạch các phích cắm thường không nhìn thấy được như mặt sau của tủ lạnh và giá sách”. Là người có hiểu biết chuyên sâu về hoả hoạn, ông giải thích rằng phích cắm được thiết kế để dòng điện không chạy qua 2 đầu cắm nhưng khi bụi bẩn lọt vào sẽ làm điện trở giảm xuống khiến một lượng nhỏ dòng điện chạy ra ngoài. Kết hợp với bề mặt phích cắm thoái hoá theo thời gian làm dòng điện chạy qua lớn dần tạo ra đường dẫn điện giữa 2 đầu cắm. Ở điều kiện nhất định khi phích cắm nóng lên tạo nên hiện tượng bắt lửa (đoản mạch) và dẫn đến hoả hoạn do chập điện.

Viện công nghệ và đánh giá quốc gia (NITE) kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp đề phòng hoả hoạn do chập điện như:

Cảnh sát Tokyo cảnh báo nguy cơ hoả hoạn do pin lithium-ion

 

Theo www.nite.go.jp

Facebook