Một cuộc khảo sát ở Nhật cho thấy tỷ lệ người nhập viện vì bệnh gan liên quan đến rượu hoặc viêm tụy từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cao hơn khoảng 1,2 lần so với trước khi xảy ra đại dịch corona.
6 bảo hiểm bắt buộc dành cho người lao động tại Nhật Bản
Tỷ lệ phụ nữ nhập viện vì những căn bệnh như vậy vào tháng 6 năm 2020 cao gấp đôi con số của cùng tháng năm 2019, theo cuộc khảo sát do một nhóm nghiên cứu của Đại học Kyoto thực hiện.
Những hạn chế được Chính phủ Nhật đưa ra nhằm kiểm soát việc lây lan của COVID-19 đã rút ngắn hoặc đình chỉ giờ hoạt động kinh doanh của các quán bar và nhà hàng.
Theo các chuyên gia y tế, những người uống rượu ở nhà một mình khó kiểm soát được lượng rượu của mình, và những người làm việc tại nhà có thể dễ uống hơn vào ban ngày. Các chuyên gia cho biết, các sinh viên có thể trở nên ít cảnh giác hơn với ngộ độc rượu cấp tính nếu họ không uống cùng bạn bè hoặc thành viên câu lạc bộ trong các bữa tiệc có tổ chức.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng căng thẳng liên quan đến đại dịch có thể làm tăng mức tiêu thụ rượu. Các chuyên gia về nghiện rượu cho biết nhiều người có thể uống quá mức để đối phó với triển vọng kinh tế bất an.
Nhiều video quay cảnh mọi người chuốc đồ uống có cồn trước sự hô hào của những người xung quanh gần đây đã được đăng tải trên các trang mạng xã hội.
Một chuyên gia về chứng nghiện rượu cho biết: “Những người bị nghi ngờ là nghiện rượu sẽ trở thành nghiện khi uống nhiều hơn trong thời gian đại dịch. Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi khám càng sớm càng tốt nếu họ lo lắng về việc uống rượu của mình.
Bộ Y tế nước này cho biết hơn 3 triệu người ở Nhật Bản là những người nghiện rượu hoặc nghi ngờ nghiện rượu.
Top 10 nguyên nhân gây tử vong ở nam giới Nhật Bản
Top 10 nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới Nhật Bản
Theo asahi