Tỉ lệ “đồng ý” chiến đấu vì đất nước của người Nhật thấp nhất thế giới

Hơn 100 ngày đã trôi qua kể từ khi Nga phát động tấn công vào Ukraine. Trong khi các nước NATO nâng mục tiêu chi tiêu quân sự trên GDP lên hơn 2%, thì Nhật Bản – đất nước đang tăng cường lo ngại về việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan sẽ mở rộng kiểm soát hàng hải và mở rộng ra bên ngoài của Nga – cũng mạnh tay hơn cho chi tiêu quốc phòng

Khảo sát giá trị quan thế giới là khảo sát có sự tham gia của các nhóm nghiên cứu từ các trường đại học và viện nghiên cứu ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Mục tiêu là kiểm tra ý thức của người dân mỗi quốc gia bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi chung và so sánh chúng với nhau kể từ năm 1981. Sau đó thực hiện theo chu kì 5 năm/lần kể từ năm 1990. Cuộc khảo sát mới nhất bắt đầu vào năm 2017, 7 năm sau cuộc khảo sát trước đó. Đây là cuộc khảo sát nhận thức cá nhân dựa trên việc thu thập 1.000-2.000 mẫu nam nữ trên 18 tuổi ở mỗi quốc gia.

Kể từ khi bắt đầu khảo sát, có 1 câu hỏi liên tục được đặt ra là: “Nếu chiến tranh xảy ra, bạn có chiến đấu vì đất nước hay không?”. Nguyên văn câu hỏi bằng tiếng Nhật là “Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng sẽ không bao giờ có chiến tranh, nhưng nếu điều đó xảy ra, bạn có sẵn sàng chiến đấu vì đất nước không?”. Điều tương tự cũng áp dụng cho các bảng câu hỏi của mỗi quốc gia.

Ở Nhật Bản, tỉ lệ “Có” là 13,2% – thấp nhất trong số 79 quốc gia trên thế giới. Tỉ lệ “Không” là 48,6%, đứng thứ 6 (vị trí cao nhất của “Không” là 59,0% của Ma Cao).

Từ việc là nước bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hiến pháp Nhật Bản có điều khoản là từ bỏ chiến tranh – điều không có trong Hiến pháp của các nước khác. Chính vì thế mà số lượng người nói rằng “Không biết” có nên chiến đấu vì đất nước hay không cũng đứng đầu thế giới với 38,1%.

Ngược lại Việt Nam là nước có tỷ lệ nói “Có” cao nhất với 96,4%. Các nước đứng thứ 2 và thấp hơn là Jordan, Kyrgyzstan, Bangladesh, Trung Quốc, Phần Lan, Indonesia và Pakistan theo thứ tự tỷ lệ giảm dần. Phần lớn là các nước đang phát triển ở châu Á và Trung Đông.

 

Ý thức chiến đấu thấp của Nhật Bản thường được mô tả là do “những người trẻ tuổi gần đây thiếu tinh thần bảo vệ đất nước”, điều đó có đúng không?

Nhìn vào kết quả theo giới tính và độ tuổi ở Nhật Bản năm 2017, tỷ lệ trả lời “Có” cho câu hỏi “Có chiến đấu vì đất nước hay không?” ở nam giới cao hơn phụ nữ và ở người lớn tuổi cao hơn thanh niên.

Tuy nhiên, nhìn vào sự thay đổi của chuỗi thời gian, tỷ lệ phản hồi ở người trẻ (dưới 30 tuổi) gần như không đổi (khoảng 10%), trong khi tỷ lệ phản hồi ở người lớn tuổi (50 tuổi trở lên) đã giảm đáng kể (31,8% năm 1981 → 16,6% năm 2017), và sự khác biệt giữa hai tỷ lệ này đã được thu hẹp đáng kể.

Năm 1981, tỷ lệ người cao tuổi là 31,8% – gấp 2,8 lần so với 11,5% của thanh niên, nhưng năm 2017 là 16,6% – gấp 1,9 lần so với 8,8%. Nói cách khác, không phải “thanh niên thiếu tinh thần bảo vệ Tổ quốc”, mà là “những người trung niên thiếu tinh thần bảo vệ tổ quốc”.

Thế giới rất khác với Nhật Bản. Cụm từ “những người trẻ ngày nay thiếu tinh thần bảo vệ đất nước” áp dụng chính xác cho Hoa Kỳ khi ý thức phòng vệ của người trung niên trở lên không có gì thay đổi, trong khi ý thức phòng thủ của giới trẻ đang có xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu đảo ngược trong năm 2017.

Ngắm nhìn các chiến binh samurai hiên ngang trên lưng ngựa tại lễ hội Soma Nomaoi, tỉnh Fukushima

 

Theo president.jp

Facebook