Tiếng Nhật hay tiếng Việt đều có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một nội dung. Có những từ mọi người thường hay sử dụng nhưng chưa chắc đã là từ đúng. LocoBee mời bạn cùng kiểm tra cách sử dụng kính ngữ trong môi trường làm việc nhé!
Nội dung bài viết
1. 〜になります
Với ý nghĩa là một điều mới xuất hiện hoặc chuyển từ trạng thái trước đó sang trạng thái khác nên đây không phải là cách diễn đạt lịch sự.
NG「こちらが資料になります」
OK「こちらが資料でございます」
Đây là tài liệu ạ.
NG「会場は右手になります」
OK「会場は右手でございます」
Hội trường nằm phía bên tay phải ạ.
2. お名前を頂戴できますでしょうか
Có khá nhiều người sử dụng câu này khi hỏi tên đối phương qua điện thoại. Tuy nhiên khi phân tích sẽ thấy cách dùng này là sai.「 頂戴する」chính xác là kính ngữ của「もらう 」(nhận, lấy). Nhưng khi hỏi tên thì không dùng もらう, nếu muốn dùng もらう thì chỉ dùng với đồ vật sự việc, ví dụ「お名刺を頂戴する」(Tôi xin nhận danh thiếp).
OK「お名前をお伺いしてもよろしいでしょうか?」
OK「お名前をお聞きしてもよろしいでしょうか?」
Tôi có thể xin tên của anh/chị được không ạ?
3. よろしかったでしょうか
Đây là câu hỏi sử dụng khi muốn xác nhận thông tin trong trí nhớ của bản thân và sự việc trong quá khứ. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có người sử dụng cho hiện tại. Vì vậy khi nói về sự việc trong hiện tại thì không được dùng mẫu câu này mà dùng như sau:
NG「こちらの資料でよろしかったでしょうか」
OK「こちらの資料でよろしいでしょうか」
Tài liệu này còn vấn đề gì không ạ?
Trong trường hợp muốn xác nhận việc đã làm có đúng hay không sẽ dùng như sau:
「先月ご発注いただいたのは、○個でよろしかったでしょうか」
Đơn đặt hàng của tháng trước là ○ cái có đúng không ạ?
「貴社宛に昨日郵送手続きをいたしましたが、よろしかったでしょうか」
Hôm qua tôi đã làm thủ tục bưu điện gửi đến quý công ty, xin hỏi tình hình như thế nào rồi ạ?
4. とんでもございません
Về mặt ngữ pháp 「とんでもないことでございます」hay「とんでものうございます」 mới là cách dùng chính xác nhất.
Tuy nhiên do ngày nay đa số mọi người đều sử dụng「とんでもございません」nên nó lại trở thành từ đúng. Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cũng thừa nhận rằng câu này có thể được sử dụng khi đáp lại lời khen, tán thưởng của đối phương với nghĩa khiêm nhường “Không phải như vậy đâu ạ”.
5. Thêm 様 vào chức danh của đối phương
Từ 様 được thêm vào sau tên của đối phương với ý nghĩa kính trọng, dịch là Ông/Bà/Ngài A. Tuy nhiên khi thêm 様vào sau chức danh của đối phương lại là cách dùng sai.
NG「社長様はいらっしゃいますでしょうか?」
OK「社長/〇〇社長/社長の〇〇様はいらっしゃいますでしょうか?」
Xin hỏi có giám đốc/giám đốc 〇〇/ông/bà 〇〇 giám đốc ở đây không ạ?
6. ご持参ください/Hãy mang đi
参る (mairu) trong 持参 (jisan) có nghĩa là đi đến, viếng thăm. Do đó sẽ là không đúng nếu nói câu này với đối phương. Từ này được sử dụng khi bản thân muốn nói sẽ mang theo thứ gì đó đi, ví dụ「当日は資料を持参いたします」(Hôm đó tôi sẽ mang tài liệu đi).
NG「ご持参ください」
OK「お持ちください」
Trên thực tế ngày càng nhiều người sử dụng 「ご持参ください」khi muốn nói đối phương mang theo gì đó nên không hẳn là từ này sai hoàn toàn. Ngoài ra có thể sử dụng một cách diễn đạt cùng nghĩa khác như:
NG「ご用意してください」
OK「ご用意ください」
Hãy chuẩn bị nhé!
OK「ご用意くださいますようお願い申し上げます」
Xin hãy chuẩn bị nhé!
7. お休みをいただいております
Nhiều người sử dụng câu này khi nói với người ngoài công ty về kỳ nghỉ của những người trong công ty hoặc khi nói với rằng bản thân đang nghỉ lễ. Tuy nhiên có 2 sai lầm trong câu này:
Thêm「お」khi nói về bản thân hoặc người cùng công ty là sai lầm bởi đây là cách để biến từ/câu thành kính ngữ
「いただいております」dùng khi nhận điều gì từ bên ngoài, trong trường hợp này kì nghỉ là từ công ty nên dùng như vậy là sai
NG「お休みをいただいております」
OK「休みを取っております」
Hiện giờ là kì nghỉ.
8. ○○様でございますね
Sau khi hỏi tên khách hàng, để xác nhận lại thông tin chính xác hay không nhiều người sẽ dùng câu này. Tuy nhiên dùng「ございます」là「ある」không phải từ lịch sự, từ đúng phải là 「いる」.
NG「○○様でございますね」
OK「○○様でいらっしゃいますね」
Chính là ông/bà ○○ nhỉ/ạ?
9. お召し上がり下さい
Bản thân「召し上がる」đã là từ kính ngữ rồi nên việc thêm「お」sẽ biến câu trở thành kính ngữ kép.
NG「お召し上がり下さい」
OK「召し上がって下さい」
Xin mời dùng bữa
Trên thực tế có một số kính ngữ kép khá phổ biến cần sửa như sau:
NG「おっしゃられた」
OK「おっしゃった」
Xin mời nói
NG「お見えになられる」
OK「お見えになる」
Xin hãy nhìn
NG「ご覧になられた」
OK「ご覧になる」
Xin hãy nhìn
10.「ご一緒します」với nghĩa tôn kính
Thêm「ご」vào trước一緒 khiến nó có vẻ là kính ngữ. Tuy nhiên bản thân「一緒に行く」đã là câu lịch sự nhưng không hàm ý khiêm tốn. Vì vậy dùng từ này cho cấp trên thì không đúng chút nào.
NG「ご一緒します」
OK「ご一緒させていただきます」
OK「お供させていただきます」
Tôi xin được đi cùng
11. 私には役不足ですが・・・
Khi được cấp trên giao cho nhiệm vụ lớn, quan trọng, nhiều người sẽ dùng câu này với nghĩa khiêm tốn rằng “Mặc dù tôi chưa đủ để đảm đương vị trí này nhưng mà…”. Trên thực tế câu này có ý nghĩa ngược lại rằng vai trò này chưa xứng đáng với tôi, vậy nên sẽ tạo cho đối phương ấn tượng rằng bản thân đang kiêu ngạo hơn là khiêm tốn.
NG「私には役不足ですが・・・」
OK「私には力不足ではございますが」
Mặc dù tôi vẫn còn thiếu kinh nghiệm nhưng mà…
OK「重責ではございますが」
Mặc dù trách nhiệm rất nặng nề nhưng mà…
OK「身に余る光栄でございます」
Tôi rất vinh dự khi nhận công việc này.
12.「煮詰まる」
煮詰まる (nitsumaru) không dùng khi cuộc nói chuyện hay cuộc thảo luận lâm vào bế tắc mà để dùng khi cuộc thảo luận tiến triển với các ý tưởng, ý kiến đã đưa ra gần hết và cần đưa ra kết luận. Khi đó người ta sẽ nói:
OK「議論が煮詰まってきたので、結論を出しましょう」
Cuộc thảo luận đã đi tới hồi cuối nên chúng ta hãy đưa ra kết luận nào!
Nếu mãi mà không đưa ra được kết luận thì dùng 「煮詰まらない」.
Tổng kết
Mặc dù một số từ trên đây có lỗi sai nhưng do nhiều người sử dụng nên dần dần lại trở thành cách dùng phổ biến. Ngôn ngữ là thứ thay đổi theo thời gian, tuy nhiên việc hiểu được bản chất của từ đó như nó vốn có chẳng phải là điều rất thú vị hay sao!
Sự khác biệt trong văn hoá làm việc ở Nhật Bản
Học tiếng Nhật miễn phí tại LocoBee với các video học giao tiếp, Minna no Nihongo, thi thử JLPT – Nhanh tay đăng ký thành viên để học mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn miễn phí!
(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)
Tổng hợp LocoBee