Với những bạn đang sống, làm việc tại Nhật Bản mà có dự định về hẳn Việt Nam hay tới nước thứ 3 định cư thì việc làm các thủ tục liên quan là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây cùng LocoBee nhé!
Nội dung bài viết
1. Thông báo chuyển đi
Khi một người nước ngoài sống ở Nhật Bản chuyển tới quốc gia khác sinh sốngcần phải thông báo cho cơ quan hành chích địa phương về “thông báo chuyển đi”. Thông báo này có thể gửi trước ngày chuyển đi khoảng 2 tuần.
Nếu không gửi “Thông báo chuyển đi”, người đó vẫn là “người có địa chỉ tại Nhật Bản” ngay cả khi đã tới nước khác. Do đó sẽ không được nhận khoản thanh toán rút tiền một lần từ bảo hiểm hưu trí (quốc gia hoặc xã hội/doanh nghiệp). Ngoài ra nếu không nộp thông báo chuyển đi thì khi quay trở lại Nhật Bản trong tương lai có thể sẽ phải thanh toán tiền bảo hiểm y tế quốc dân.
2.Thủ tục liên quan đến lương hưu
Thủ tục nhận lương hưu là khác nhau tùy thuộc vào việc người nộp có phải đến từ quốc gia có kí kết hiệp định an sinh xã hội với Nhật Bản hay không. Tính đến tháng 8 năm 2017, các quốc gia đã ký hiệp định an sinh xã hội với Nhật Bản là Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Canada, Australia, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Ireland, Brazil, Thụy Sĩ, Hungary, Ấn Độ và Luxembourg.
Những người chỉ đăng ký nhận lương hưu của Nhật Bản có thể gia hạn thời gian nộp tiền trong tương lai dựa trên thỏa thuận để sau này có lương hưu hoặc nộp đơn xin rút khỏi quỹ lương hưu của Nhật Bản và yêu cầu thanh toán rút tiền một lần.
Những người cư trú trung và dài hạn không thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định an sinh xã hội nếu đã đăng ký nhận lương hưu hoặc trợ cấp phúc lợi quốc gia từ 6 tháng trở lên có thể yêu cầu thanh toán rút tiền một lần. Đểyêu cầu thanh toán rút tiền một lần, cần phải nộp thông báo chuyển đi tại cơ quan hành chính địa phương trước khi rời khỏi Nhật Bản.
3. Bảo hiểm y tế quốc gia và thủ tục rút tiền hưu trí quốc gia
Khi một người nước ngoài đã tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia tới nước khác sinh sống cần phải nộp đơn xin rút Bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm hưu trí quốc gia tại cơ quan hành chính địa phương.
4. Thông báo cho các tổ chức liên kết khác
Những người nước ngoài sinh sống trung và dài hạn khi thay đổi nơi làm việc, nơi ở thì trong vòng 14 ngày phải thông báo cho Bộ Tư pháp theo quy định. Nếu là vợ/chồng đang theo visa gia đình/phụ thuộc, khi ly hôn hoặc vợ/chồng mất thì phải thông báo cho Bộ Tư pháp trong vòng 14 ngày.
5. Trả lại thẻ cư trú
Người nước ngoài có thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận thường trú nhân đặc biệt phải nộp lại thẻ cư trú… cho Bộ Tư pháp trong vòng 14 ngày từ ngày hết hạn nếu:
- Không còn tư cách lưu trú
- Thẻ cư trú hết hạn
- Không tái nhập cảnh vào Nhật Bản trong thời hạn quy định của giấy tái nhập cảnh
Nếu rời khỏi Nhật Bản mà không có giấy tái nhập cảnh, người nước ngoài phải trả lại thẻ cư trú cho nhân viên hải quan tại thời điểm kiểm tra xuất cảnh.
6. Trả lại thẻ My Number
Với sự ra đời của hệ thống My Number vào tháng 1 năm 2016, mã số cá nhân sẽ được cấp phát cho tất cả người dân có đăng ký cư trú tại Nhật Bản. Người nước ngoài như cư dân trung hạn đến dài hạn và thường trú nhân đặc biệt lưu trú tại Nhật Bản trên 3 tháng cũng được cấp My Number gồm 12 chữ số giống như người Nhật.
Nếu người nước ngoài lưu trú từ trung hạn đến dài hạn rời Nhật Bản mà không có giấy tái nhập cảnh, cần gửi lại Thẻ thông báo mã số cá nhân hoặc Thẻ mã số cá nhân (My Number) cho cơ quan hành chính địa phương.
7. Trả sổ lương hưu
Trước khi rời khỏi Nhật Bản hoàn toàn người nước ngoài cần nộp lại sổ hưu trí. Nếu chưa được cấp thì cần liên hệ với bảo hiểm hưu trí để được cấp lại.
Thuê nhà chính phủ Nhật – Câu hỏi thường gặp
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!