Nhiều người ở Nhật trở thành vô gia cư mà không thể thoát ra khỏi cuộc sống đó. Theo thời gian họ ngày càng già đi. Cái nóng của mùa hè, cái lạnh của mùa đông, khi thể chất không được khoẻ … có rất nhiều bất an mà họ phải đối mặt hàng ngày.
Theo một cuộc khảo sát về điều kiện sống của những người vô gia cư do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện 5 năm một lần, 70% trong số họ trên 60 tuổi. Trong số này, tỷ lệ người từ 70 tuổi trở lên là 34,4%, tăng gần 15% so với mức 19,7% của cuộc khảo sát năm 2016 trước đó. Tuổi trung bình là 63,6 tuổi, cao hơn lần trước 2,1 tuổi và đang có xu hướng già hóa.
Vào tháng 11 năm 2021, các quan chức chính quyền địa phương đã thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân với 1.300 người vô gia cư tại 23 quận của Tokyo và các thành phố do chính phủ chỉ định, và nhận được phản hồi từ 1.169 người với tỉ lệ là 95,8% đối với nam giới và 4,2% đối với phụ nữ.
- 56,3% tổng số người đã sống trên đường phố từ 10 năm trở lên
- 25,1% sống từ 20 năm trở lên
Xét về địa điểm, “công viên” chiếm số lượng lớn nhất với 27,4%, tiếp theo là “bờ sông” với 24,8%.
Hiện tại, có 560 người có thu nhập, chiếm 47,9% tổng số, nhưng gần 80% có thu nhập hàng tháng dưới 100.000 yên. Câu trả lời phổ biến nhất là “50.000 đến dưới 100.000 yên” (29,3%), tiếp theo là “30.000 đến dưới 50.000 yên” (26,3%). 2,5% số người được hỏi kiếm được hơn 200.000 yên.
Về cuộc sống tương lai, chỉ có 19,3% số người được hỏi muốn “làm việc và hỗ trợ bản thân”, chẳng hạn như tìm việc và sống trong căn hộ, hoặc kiếm việc làm ở ký túc xá, con số này tăng gấp đôi lên 39,9%. Chỉ 0,9% cho biết họ muốn trở về với gia đình.
Thực trạng về người vô gia cư ở Nhật Bản
8 hệ luỵ nghiêm trọng của vấn đề dân số già ở Nhật Bản
Theo Nippon
bình luận