Hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn ở Nhật được quy định như thế nào? Cùng LocoBee tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
#1. Tại sao lái xe khi đã uống rượu bia lại nguy hiểm?
Số vụ tai nạn do lái xe trong tình trạng đã sử dụng cồn đang giảm dần qua từng năm do hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn ở Nhật đã nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, vẫn có những vụ tai nạn giao thông thương tâm do lái xe trong tình trạng say xỉn.
Số vụ tai nạn giao thông do lái xe trong tình trạng say rượu trong năm 2020 là 2.522 vụ, nhưng tỷ lệ tai nạn chết người cao hơn khoảng 8,1 lần so với khi không uống rượu (theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia).
Điều này cho thấy điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say xỉn là một hành vi cực kỳ nguy hiểm, trực tiếp dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Đặc điểm
- Thời gian xảy ra các vụ tai nạn là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng – khung thời gian sau khi uống bia rượu ở các buổi nhậu xong – chiếm 60%
- Số vụ tai nạn chết người thường xảy ra trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng (với người dưới 30 tuổi) và từ 14 giờ đến 22 giờ (với người từ 65 tuổi trở lên)
- Khoảng 70% người lái xe trong tình trạng say rượu (nồng độ cồn là 0,25 mg/l trở lên).
Tác động của các sản phẩm có cồn với việc lái xe
- Khả năng xử lý thông tin, sự chú ý, khả năng phán đoán, v.v. cần thiết để lái xe an toàn bị giảm
- Cảm thấy phấn khích dẫn đến chạy quá tốc độ
- Nhận định sai về khoảng cách giữa các phương tiện
- Phát hiện nguy hiểm chậm hơn, thời gian lâu hơn từ khi phát hiện nguy hiểm đến khi nhấn bàn đạp phanh, v.v.
#2. Hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn ở Nhật
Để xóa bỏ tình trạng say rượu lái xe, “Luật Giao thông đường bộ sửa đổi” (có hiệu lực từ tháng 9 năm 2007) đã xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi lái xe trong tình trạng say rượu và tăng cường xử phạt hành chính (có hiệu lực từ tháng 6 năm 2009). Ngoài ra, các hình phạt nghiêm khắc sẽ được áp dụng không chỉ đối với bản thân người lái xe say rượu mà còn với cả người cung cấp xe, người cung cấp rượu và người đi cùng.
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô trong tình trạng bình thường khó lái xe do ảnh hưởng của rượu bia … làm chết hoặc bị thương, thì bị phạt tù lên tới 15 năm là ” lái xe nguy hiểm gây thương tích chết người ”.
Nguồn: https://www.npa.go.jp/koutsuu/kikaku/insyuunten/leaflet.pdf
Vậy hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn ở Nhật là như thế nào?
Với người lái xe
Trạng thái có nồng độ cồn ở mức độ nhất định | Trạng thái say xỉn | |
Nồng độ cồn trong 1 lít hơi thở thở ra
0,15mg/l trở lên Dưới 0,25 mg/l |
Nồng độ cồn trong 1 lít hơi thở thở ra
0,25mg / l trở lên |
Trạng thái không thể lái xe một cách chính xác do ảnh hưởng của rượu bia bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu |
[Xử phạt hành chính]
Tạm ngưng giấy phép Điểm cơ bản 13 điểm (Thời gian tạm ngừng: 90 ngày) 【Hình thức xử phạt】 Phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 100 triệu đồng) |
[Xử phạt hành chính]
Thu hồi giấy phép Điểm cơ bản 25 điểm (Thời gian tước bằng lái (*): 2 năm) 【Hình thức xử phạt】 Phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 100 triệu đồng) |
[Xử phạt hành chính]
Thu hồi giấy phép Điểm cơ bản 35 điểm (Thời gian tước bằng lái (*): 3 năm) 【Hình thức xử phạt】 Phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 1.000.000 yên (khoảng 200 triệu đồng)
|
* Thời hạn tước bằng lái xe: Nếu bị thu hồi bằng lái xe, sẽ không được lấy lại bằng lái xe.
(Nếu trước đó không có biên bản và điểm tích lũy khác đối với các lần xử phạt hành chính trên)
Thời gian tước bằng lái có thể còn lâu hơn nếu có tiền án tiền sự hoặc các điểm tích lũy khác. Ngoài ra, ngay cả khi lái xe trong tình trạng có cồn với nồng độ cồn trong hơi thở thở ra từ 0,15 mg / l trở lên và dưới 0,25 mg / l, người lái xe có thể bị thu hồi giấy phép lái xe thay vì bị đình chỉ.
Đối với người liên quan
Người lái xe ở trạng thái có nồng độ cồn ở mức độ nhất định | Người lái xe ở trạng thái say xỉn | |
Người cung cấp xe | Bị phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 100 triệu đồng) | Bị phạt tù đến 5 năm hoặc phạt tiền lên đến 1 triệu yên
(khoảng 200 triệu đồng) |
Người cung cấp đồ uống có cồn/Người đi cùng | Bị phạt tù đến 2 năm hoặc phạt tiền lên đến 300.000 yên (khoảng 60 triệu đồng) | Bị phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 100 triệu đồng) |
Như đã đề cập ở trên, người cung cấp phương tiện hoặc rượu bia, hoặc người biết rằng người lái xe đang uống rượu, thì bị phạt nặng như người lái xe dù có hoặc không có giấy phép lái xe, đồng thời là người có giấy phép lái xe sẽ bị đình chỉ hoặc bị thu hồi bằng lái.
Những gì mất đi từ việc lái xe trong tình trạng say rượu là không thể đong đếm được. Tai nạn không chỉ cướp đi sinh mạng quý giá của nạn nhân mà còn thay đổi ngay cuộc sống của gia đình. Ngoài việc bị xử phạt và xử phạt hành chính, bản thân người điều khiển phương tiện giao thông còn bị mất địa vị xã hội (nơi làm việc,…) và tài sản do tai nạn, làm thay đổi cuộc sống của gia đình, hậu quả là không thể cứu vãn được.
Hãy luôn nhớ rằng cái giá của việc lái xe khi có sử dụng đồ uống có cồn là vô cùng lớn.
#3. Để không còn lái xe khi sử dụng bia rượu
Để xóa bỏ tình trạng say rượu lái xe, người lái xe và những người xung quanh cần phải hiểu rõ hành vi lái xe khi có cồn là vô cùng nguy hiểm.
1, Không lái xe khi đã uống rượu
- Khi đã uống rượu, không được điều khiển phương tiện giao thông, thay vào đó hãy sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc nhờ người khác điều khiển
- Khi dự định sẽ lái xe nhất định không sử dụng các đồ uống có cồn
- Không lái xe khi đi tham dự các bữa tiệc rượu…
Ngoài ra nếu dự định lái xe vào ngày hôm sau cần cân nhắc thời gian và liều lượng cồn sử dụng. Khi uống nhiều đến đêm muộn thì snags ngày hôm sau có thể lượng cồn vẫn còn trong cơ thể lúc này cũng không nên tham gia điều khiển phương tiện.
2, Không để người sẽ lái xe uống rượu
- Không mời rượu người có dự định sẽ lái xe
3, Không để người đã uống rượu lái xe
- Nhất định không để người đã uống rượu lái xe
- Không lên xe của người đã uống rượu điều khiển
- Phía các nhà hàng cần có các biện pháp để biết khách hàng của mình sẽ sử dụng phương tiện nào khi ra về
Ngoài ra nếu như đi uống cùng bạn bè, hãy quyết định ai là người cầm lái và không để người đó uống rượu. Người này sẽ đưa những người khác về nhà – một phương pháp để không xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
Nếu như không có ai cầm lái được hãy nghĩ đến việc sử dụng phương tiện công cộng hoặc gọi người lái thay thế…
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Kiến thức cần có khi sống và đi qua vùng tuyết rơi nhiều