Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp hỗ trợ tư vấn nhân quyền cho người nước ngoài không thông thạo tiếng Nhật (Mới nhất – Năm 2022)
Khi sinh sống ở Nhật Bản, việc phát sinh các vấn đề nhân quyền liên quan đến người nước ngoài do sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, lối sống.. là hoàn toàn có. Việc bị đối xử không bình đẳng, bị kỳ thị vì là người nước ngoài chính là những hành vi vi phạm nhân quyền. Những lúc như thế này, bạn nên làm gì, liên lạc tới đâu để được tư vấn và giải quyết?
Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp Nhật Bản. Tại đây, bạn có thể nhận tư vấn kịp thời nhất khi bị vi phạm quyền con người bằng ngôn ngữ của mình.
Nội dung bài viết
#1. Ví dụ về hành vi vi phạm nhân quyền
Trong cuộc sống hàng ngày, vì là người nước ngoài bạn đã từng phải trải qua những điều sau đây chưa?
- Bị từ chối cắt tóc tại tiệm cắt tóc
- Con bạn bị bắt nạt ở trường
- Bị từ chối cho phép vào ở tại khu chung cư
- Không thể hoà nhập với những khác nhau về phong tục, tập quán
Nếu như gặp phải thật là tủi thân phải không nào? Đây có thể là những hành vi vi phạm nhân quyền.
#2. Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp Nhật Bản
Với phương châm “Cùng nhau coi trọng nhân quyền của người nước ngoài”, Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp đã thiết lập ra “Đường dây tư vấn nhân quyền bằng tiếng nước ngoài”, “Kênh tiếp nhận tư vấn nhân quyền qua internet bằng tiếng nước ngoài” và tại 50 cơ sở trực thuộc Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc có các “Trung tâm tư vấn nhân quyền dành cho người nước ngoài”. Những hình thức này tiếp nhận tư vấn từ người nước ngoài chưa nói thành thạo tiếng Nhật.
Tại các kênh tư vấn, cán bộ của Bộ Tư pháp, cơ quan bảo vệ nhân quyền sẽ tiếp nhận tư vấn, cùng bạn suy nghĩ để tìm cách cải thiện, giải quyết lo lắng của bạn. Với tư cách là cơ quan nhà nước, tư vấn sẽ được thực hiện một cách trung lập và công bằng.
- Điều chỉnh mối quan hệ: làm trung gian cho các cuộc thảo luận
- Giải thích và khuyến nghị: yêu cầu người đã vi phạm nhân quyền phải cải thiện tình trạng
- Tư vấn và giới thiệu: giới thiệu cơ quan chuyên môn có thể tư vấn các vấn đề pháp luật
#3. Cách thức nhận tư vấn về vấn đề nhân quyền
Dưới đây là những hình thức mà bạn có thể sử dụng khi cần được tư vấn về vấn đề nhân quyền.
Phương pháp 1: Trung tâm tư vấn nhân quyền dành cho người nước ngoài
Tại Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc, tiếp nhận tư vấn nhân quyền cho những người không thành thạo tiếng Nhật.
Địa điểm tư vấn: Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc
Thời gian hỗ trợ: ngày thường từ 9:00 ~ 17:00 (trừ nghỉ Tết)
Ngôn ngữ hỗ trợ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Philippines, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Nepal, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia và tiếng Thái
*Danh sách Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc
https://www.moj.go.jp/JINKEN/jinken03_00223.html (Trang tiếng Nhật)
Phương pháp 2: Đường dây tư vấn nhân quyền bằng tiếng nước ngoài
Số điện thoại chuyên dụng (dịch vụ navi) để đáp ứng nhu cầu tư vấn tư những người nước ngoài không thành thạo tiếng Nhật, có thể gọi từ bất kỳ đâu trên toàn nước Nhật.
Số điện thoại nhận tư vấn: 0570-090911
Thời gian hỗ trợ: ngày thường từ 9:00 ~ 17:00 (trừ nghỉ Tết)
Ngôn ngữ hỗ trợ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Philippines, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Nepal, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia và tiếng Thái
Phương pháp 3: Kênh tiếp nhận tư vấn nhân quyền qua internet bằng tiếng nước ngoài
Kênh được thiết lập trên trang web của Bộ Tư pháp, tiếp nhận tư vấn nhân quyền từ khắp mọi nơi trên toàn nước Nhật.
Ngôn ngữ hỗ trợ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Philippines, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Nepal, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia và tiếng Thái
Tiếng Việt: https://www.jinken.go.jp/soudan/PC_AD/0101_vi.html
Vui lòng tham khảo trang sau để biết thêm chi tiết:
https://www.moj.go.jp/content/001282103.pdf
Khi bị đối xử không bình đẳng, bị kì thị đừng lo lắng một mình, đầu tiên hãy liên lạc để nhận tư vấn của Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp.
bình luận