Đằng sau vụ tự tử của nhân viên người Nhật – mảng tối của xã hội Nhật Bản

Một nam nhân viên của đài phát thanh truyền hình Nhật Bản đã tự sát vào tháng 7. Theo một cuộc điều tra nội bộ được công ty công bố vào ngày 29/9, nguyên nhân vụ tự tử chủ yếu do phải làm thêm giờ quá nhiều và bị cấp trên cạy quyền lực mà bắt nạt, chèn ép.

 

Tình hình vụ việc

Nhân viên ở độ tuổi 30, từng là phóng viên bộ phận tin tức của Okayama Broadcasting Co., đã được chuyển đến công ty sản xuất chương trình OHK Enterprise Co. ở thành phố Okayama vào tháng 3 năm 2020. Anh ấy đã làm việc với tư cách là một đạo diễn của nhiều chương trình kể từ tháng 2 năm 2021. Theo điều tra, anh phải làm làm thêm hơn 100 tiếng mỗi tháng trong vài tháng.

Ảnh minh hoạ

Ngoài việc bị làm việc quá sức ở một nơi làm việc xa lạ, anh ấy còn phải chịu sự quấy rối quyền lực, bao gồm cả những lời mắng mỏ và nặng lời, từ người giám sát của anh ấy, người phụ trách chỉ đạo chung của chương trình, và được đánh giá là đã phải gánh tâm lý quá tải và phải chịu đựng mệt mỏi.

Dựa trên cuộc điều tra, Keiichiro Nakashizu, chủ tịch của Okayama Broadcasting Co., đã bị cắt 20% lương trong 3 tháng vì trách nhiệm quản lý của mình và một số giám đốc điều hành đã phải chịu hình thức kỷ luật, bao gồm cả giám sát viên, người đã bị đình chỉ trong 2 tháng vì quấy rối quyền lực.

Ảnh minh hoạ

Ông Nakashizu báo cáo đã chuyển kết quả điều tra cho tang quyến vào ngày 22 tháng 9 và xin lỗi vì đã không có hành động thích hợp.

Công ty phát thanh truyền hình có liên kết với Fuji Television Network, Inc., nhận xét, “Đây là một vụ việc rất nghiệm trọng vì đã mất đi mạng sống quý giá của nhân viên và chúng tôi sẽ nỗ lực cải thiện môi trường làm việc, bao gồm xác minh khối lượng công việc phù hợp, giáo dục cấp quản lý về vấn đề bạo hành nơi công sở.”

 

Đường dây nóng phòng chống tự tử ở Nhật Bản có hỗ trợ tiếng Anh

Lựa chọn các số điện thoại khẩn cấp với hỗ trợ đa ngôn ngữ cũng được cung cấp ở cuối trang chủ của họ.

* Giờ hoạt động của đường dây nóng và trò chuyện trực tuyến tùy thuộc vào từng ngày và có thể thay đổi. Kiểm tra trang Facebook được liên kết bên dưới để biết thông tin cập nhật:

https://www.facebook.com/telljapan/

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 1)

Chênh lệch về chế độ đãi ngộ giữa nhân viên chính thức và lao động thời vụ tại Nhật

 

Theo The Mainichi

 

bình luận

ページトップに戻る