Bạo hành/bạo lực trong gia đình (từ người yêu, bạn đời, vợ/chồng) là một vấn đề của Nhật Bản. Chính vì thế nếu như sinh sống ở Nhật, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể đối phó với từng huống này hoặc đơn giản là có thể chia sẻ cho người nào đó đang rơi vào hoàn cảnh này.
Chuỗi bài viết về bạo hạnh gia đình (DV – Domestic Violence/ドメスティック・バイオレンス) sau đây hi vọng sẽ giúp bạn có được một số tham khảo cần thiết. Bài viết kì lần này sẽ là các hành vi được coi là bạo lực gia đình.
Cần liên hệ tới cơ quan nào khi bị bạo hành gia đình?
Theo “Khảo sát về Bạo lực giữa Nam giới và Phụ nữ” của Văn phòng Nội các, mặc dù bị vợ hoặc chồng bạo hành như vậy nhưng nhiều người vẫn nghĩ:
- Vẫn chưa đến mức phải nhận tư vấn
- Tôi nghĩ mình cũng có phần nào đó sai
- Chỉ cần tôi chịu đựng một chút là được
Khoảng 40% phụ nữ không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai và nghĩ rằng nó ổn. Ngoài ra, hơn 40% phụ nữ bị bạo hành trả lời rằng họ muốn chia tay người bạn đời của mình nhưng không chia tay vì những lý do như “vì họ có con” hoặc “vì họ lo lắng về tài chính”.
Tuy nhiên, bạo lực không phải là một hành động được dung thứ vì bất kỳ lý do nào. Để bảo vệ nạn nhân của bạo hành gia đình, ở Nhật có nhiều quầy tư vấn và hỗ trợ trong khu vực, chẳng hạn như Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Bạo hành từ vợ/chồng hay kênh tư vấn của cảnh sát. Để thoát khỏi thiệt hại của bạo lực cũng như bảo vệ bạn và con của bạn, trước tiên hãy liên hệ để nhận tư vấn ở các kênh tư vấn như vậy.
Nếu bạn không biết cần tham khảo ý kiến ở đâu, vui lòng truy cập vào 1 trong 2 đường link dưới đây:
DV Sodan Navi của Nội các
https://www.gender.go.jp/policy/no_violence/dv_navi/index.html
Tư vấn DV được thực hiện bởi cơ quan tư vấn từ với số điện thoại quốc gia (# 8008). Cuộc gọi sẽ được tự động chuyển đến cơ sở tư vấn gần nhất dựa trên địa điểm của cuộc gọi đến và bạn có thể đến tư vấn trực tiếp. Bạn hoàn toàn có thể không cần nói tên khi tư vấn nếu muốn.
* Việc chuyển tiếp cuộc gọi được giới hạn trong giờ tiếp nhận tư vấn của quầy tư vấn
DV Sodan+
Kênh tư vấn này bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 2020 nhằm tăng cường hỗ trợ tư vấn cho những người bị bạo hành gia đình. Bạn có thể tư vấn qua điện thoại (miễn phí), trò chuyện qua tin nhắn SNS hoặc gửi thư điện tử từ mọi nơi trên toàn quốc. Kênh tư vấn này tiếp nhận mọi liên lạc trong 24 giờ một ngày qua điện thoại và email. Kênh cung cấp dịch vụ tư vấn bằng khoảng 10 ngoại ngữ và cũng tổ chức các cuộc tư vấn trực tuyến tùy thuộc vào tình hình nếu cần.
- Tư vấn qua điện thoại: 0120-279-889 (*Hỗ trợ 24 giờ)
- Tư vấn qua SNS và email (Truy cập từ trang web (https://soudanplus.jp/))
Tư vấn qua e-mail có sẵn 24 giờ một ngày và tư vấn tin nhắn SNS trong thời gian 12:00 đến 22:00
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ vấn đề bạo hành gia đình
Trung tâm tư vấn phụ nữ, trung tâm bình đẳng giới, trung tâm hướng dẫn trẻ em, văn phòng phúc lợi, v.v. do mỗi tỉnh thành lập đều có chức năng là trung tâm hỗ trợ tư vấn bạo hành gia đình. Ngoài ra, để có thể tư vấn gần gũi và kịp thời với nạn nhân, ở một đơn vị cấp thành phố còn có “Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ bạo hành gia đình” tại các trung tâm bình đẳng giới và văn phòng phúc lợi.
Nạn nhân của bạo hành gia đình thường không muốn biết rằng họ đang tham khảo ý kiến của một bên thứ ba. Vì lý do này, các bàn tư vấn này không để lộ việc nạn nhân đã đến tư vấn và tất nhiên, các kênh tư vấn sẽ giữ bí mật thông tin của người nhận tư vấn.
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ bạo hành gia đình phụ trách các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ sau đây nhằm ngăn chặn bạo lực từ vợ hoặc chồng và bảo vệ nạn nhân:
- Trao đổi hoặc giới thiệu tổ chức tham vấn
- Tư vấn và đưa lời khuyên
- Đảm bảo an toàn và bảo vệ tạm thời nạn nhân và người đi cùng trong trường hợp khẩn cấp (*)
- Cung cấp thông tin và các hỗ trợ khác để thúc đẩy cuộc sống độc lập
- Cung cấp thông tin và các hỗ trợ khác liên quan đến việc sử dụng các phương tiện để tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ khác liên quan đến việc sử dụng hệ thống lệnh bảo vệ
* Công việc được thực hiện bởi mỗi trung tâm hỗ trợ là khác nhau.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, các trung tâm hỗ trợ tư vấn bạo lực vợ hoặc chồng đã được thành lập tại 287 địa điểm trên toàn nước Nhật.
Kì tiếp theo, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin bổ ích khác.
Tại bài viết trước, LocoBee đã giới thiệu các hành vi được coi là bạo hành từ người yêu hoặc vợ chồng (bạo hành gia đình) ở Nhật. Tham khảo bài viết tại đây!
Hành vi nào được coi là bạo hành từ người yêu hoặc vợ chồng ở Nhật?
Uber Japan bị khởi tố vì sử dụng lao động bất hợp pháp quốc tịch Việt Nam
Theo GOV