Văn hoá cúi đầu là một nét đẹp đặc trưng của dân tộc Nhật Bản. Chính nhờ có văn hoá này mà người Nhật được biết đến là lịch sự, lễ nghi, quy củ.
Cùng xem các trường hợp người Nhật sẽ cúi đầu nhé!
#1. Cúi đầu khi chào nhau
Chào nhẹ nhàng với người bạn, hàng xóm… với góc nghiêng tầm 10 độ khi gặp nhau hoặc chào nhau khi ra về.
Trong trường hợp trang trọng họ sẽ thường cúi sâu hơn.
#2. Cúi đầu khi giới thiệu
Thường là cúi ở góc 30 độ, quan trọng là giữ đầu và vai thẳng. Trong trường hợp trao đổi danh thiếp, người Nhật giữ trạng thái cúi đầu khoảng 1 giây hoặc lâu hơn 1 chút.
Khi cúi chào người đặc biệt quan trọng thì cúi sâu hơn, ở 45 độ. Lưu ý không vừa cúi đầu vừa bắt tay.
#3. Cúi đầu chào thể hiện sự tôn trọng
Bạn có thể nhìn thấy nhân viên chăm sóc cúi đầu trước một chú cá heo sau hoặc trước khi biểu diễn để thể hiện sự tôn trọng.
#4. Cúi đầu trước thần thánh
Thường là cúi sâu
#5. Cúi đầu ở các buổi thi đấu thể thao
Thường sẽ là 20 độ
#6. Cúi đầu trong luyện tập
Ví dụ như võ thuật, các đệ tử cúi chào thầy của mình hoặc chào trước khi chiến đấu với đối thủ
#7. Cúi đầu chào khách hàng
Thường là cúi ở độ sâu 20 độ
#8. Cúi đầu thể hiện sự biết ơn
Tuỳ vào sự quan trọng của ân huệ đó mà sẽ thay đổi góc cúi
Cách nói Cảm ơn và Xin lỗi trong tiếng Nhật
#9. Cúi đầu khi trình diễn
Ví dụ trong Geisha thường sẽ là một cái cúi đầu sâu hướng về phía khán giả
#10. Cúi đầu xin lỗi
Tuỳ vào từng tình huống thì có các độ sâu khác nhau ví dụ 10 độ nếu bạn xin lỗi vì ai đó vì bạn mà phải giữ thang máy hay khi làm cho cấp trên của bạn giận bạn xin lỗi thì cúi đầu 45 độ, trong trường hợp có mức độ nghiêm trọng cao thì cũng sẽ là 45 độ và có thể phải giữ trong vòng 15~20 giây…
Bạn cảm nhận điều gì về vẻ đẹp văn hoá này của người Nhật? Nếu đang sống ở Nhật hoặc làm việc với người Nhật thì đừng quên thực hiện hành động này nhé!
Nguyên tắc cần biết khi được mời vào phòng kiểu Nhật
Bạn có biết? Ngày kỉ niệm của từng tỉnh thành ở Nhật (kì 1)
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận