Thư pháp: “hạt ngọc quý” trong văn hóa Nhật Bản

Thư pháp (Shodo, 書道) là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời và sâu sắc nhất ở Nhật Bản, đã tồn tại và phát triển từ thế kỷ thứ 5. Shodo trong tiếng Nhật có nghĩa là: “cách viết tay nghệ thuật hay chữ viết đẹp”. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo vì trọng tâm chính của nó là sự đơn giản, vẻ đẹp và đặc biệt là sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể.

Ngôn ngữ của loài hoa tulip trong văn hoá Nhật

Thư pháp Nhật Bản có nhiều mục đích: là một hình thức nghệ thuật, một phương tiện giao tiếp, nhưng cũng là một cách thực hành Thiền, gợi lên sự hài hòa và trí tuệ. Nội dung của shodo thường là một đoạn trích từ một bài thơ truyền thống của Trung Quốc, gồm khoảng bốn ký tự.

Ngày nay, Thư pháp Nhật Bản có 3 phong cách chính được thực hành rộng rãi, gồm: Kaisho, Gyosho và Sosho. Trong đó, phong cách khối Kaisho là cơ bản nhất, được áp dụng cho những người mới bắt đầu học viết thư pháp. Sau khi đã thành thạo Kaisho, các học viên sẽ được chuyển lên thực hành phong cách bán chữ thảo Gyosho, tập trung vào chuyển động và tính linh hoạt với các ký tự ít góc cạnh hơn. Cuối cùng, người học sẽ chuyển sang phong cách chữ thảo sosho, đỉnh cao của thư pháp và là loại khó thành thạo và lĩnh hội nhất, với các ký tự được hòa vào nhau để tạo cảm giác mượt mà cho chữ viết.

10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết

Có rất nhiều quy ước về cách viết các ký tự trong thư pháp Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến sự thay đổi độ dày của các dòng, kích thước của các ký tự và lượng mực được sử dụng. Ký tự đầu tiên trong tác phẩm thư pháp Nhật Bản phải được viết bằng bút lông đậm, tạo nên nét loang lớn nijimin rồi tiếp tục viết (không nhúng thêm mực) và tạo thành nét xước kasure với các ký tự liên tiếp.

Để tạo nên một bức thư pháp đúng nghĩa, người viết cần có 4 dụng cụ cần thiết, được gọi chung là “Văn phòng tứ bảo “, gồm: bút lông (fude) được làm bằng tre với ngọn bút làm bằng lông động vật, mực (sumi) được làm bằng bồ hóng cây thông và keo động vật, giấy thư pháp (washi) được làm từ sợi mullberry nên dai hơn giấy thường, nghiên (suzuri) để mài mực. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số công cụ khác như: chặn giấy bunchin để cố định giấy viết, tấm lót ngăn mực shitajiki và con dấu riêng.

Khách du lịch có hứng thú với nghệ thuật viết chữ này có thể tham gia các lớp học thư pháp bằng tiếng Anh cho người mới bắt đầu tại một số đền thờ và trung tâm văn hóa. Tại đây, họ sẽ được tìm hiểu về lịch sử của nghề viết thư pháp trước khi được hướng dẫn về các kỹ thuật liên quan. Sau đó, những người tham gia có cơ hội thực hành viết các bộ chữ kanji cụ thể dưới sự hướng dẫn của giảng viên và được mang thành phẩm của mình về nhà.

Khách du lịch muốn tìm hiểu về loại hình văn hóa nghệ thuật này có thể tham gia các lớp học thư pháp bằng tiếng Anh cho người mới bắt đầu tại một số đền thờ và trung tâm văn hóa. Tại đó, họ sẽ được tìm hiểu về lịch sử của nghề viết thư pháp và được hướng dẫn về các kỹ thuật liên quan. Sau đó, những người tham gia có cơ hội thực hành viết các bộ chữ kanji dưới sự hướng dẫn của giảng viên và được phép mang tác phẩm của mình về nhà.

10 đặc điểm tính cách của người được yêu mến

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook